
khẩn, quỳ mãi không đứng dậy, nên bằng lòng thu lễ vật, sắm sửa hành trang về Tràng An yết kiến Thái tử.
Lã hậu đặt tiệc khoản đãi bốn hiền sĩ rất long trọng.
Từ đó bốn người sớm tối cùng Thái tử bàn luận việc thiên hạ, một phút không rời.
Ngày kia Hán đế lâm triều, hỏi quần thần :
– Trẫm giao cho quần thần định việc lập ngôi cho Thái tử chẳng hay ý các khanh thế nào ?
Thúc Tôn Thông và Chu Xương bước ra tâu :
– Xưa Tấn Hiếu Công vì say mê nàng Ly Cơ, bỏ Thế tử lập Hề Tề nên nước Tấn bị loạn mười năm. Nước Tần vì không sớm định ngôi Thái tử của Phù Tô khiến Triệu Cao được dịp trái lập họ Hồ mà nghiệp Tần phải mất. Ðó là những tấm gương Bệ hạ từng thấy rõ. Nay Thái tử là người nhân hiếu, thiên hạ đều biết tiếng cả. Bệ hạ lại bỏ con lớn, lập con thứ, sao cho khỏi thiên hạ dị nghị.
Hán đế nghe nói, vung tay áo, bỏ đứng dậy đi vào trong, định sang Tây cung, nhưng vừa đi đến tiền điện xảy gặp Thái tử từ điện Văn đức đến, có bốn ông già theo sau.
Hán đế ngạc nhiên hỏi :
– Bốn người kia từ đâu đến ?
Bốn người phục xuống đất xưng rõ họ tên. Hán đế kinh ngạc, hỏi :
– Trẫm nghe danh các ngươi đã lâu, dùng hậu lễ đến rước cớ sao các ngươi không đến, nay lại theo con ta ?
Bốn người nói :
– Bệ hạ vẫn có tánh hay khinh kẻ sĩ, vì vậy chúng tôi khiếp sợ xa lánh. Nay nghe Thái tử là người nhân hiếu, nguyện đem thân đến phò.
Hán đế nói :
– Phiền các ngươi cố gắng dạy bảo Thái tử.
Bốn ông già phục xuống lạy tạ, tướng mạo uy nghi, khí phách trang nhã. Hán đế đứng nhìn một lúc rồi mới dời chân.
Sang đến Tây cung, Thích Cơ ra rước vào, Hán đế thuật lại chuyện triều thần can ngăn không cho đổi ngôi Thái tử.
Thích Cơ nghe nói, bất giác rơi lệ. Hán đế an ủi :
– Ðể ta phong cho Như Ý đến một nơi đất tốt, làm căn bản lập nghiệp không còn lo gì nữa.
Thích Cơ nói :
– Tại sao hôm nay Bệ hạ đổi ý ?
Hán đế nói :
– Thái tử vừa thu nạp được bốn kẻ sĩ có tài, như thế tức là vây cánh đã định. Vả lại Thái tử cũng là bậc nhân hiếu thiên hạ đều ngưỡng phục. Nếu thay đổi e sanh biến.
Thích Cơ dập đầu lạy tạ nói :
– Thần thiếp chỉ ước mong làm sao sống an thân là đủ rồi, có đâu dám cao vọng. Chẳng hay Bệ hạ định phong Như Ý nơi nào ?
Hán đế nói :
– Vừa rồi ta đi tuần du ở Hàm Ðan, thấy phong thổ thuần hậu, nhân dân giàu mạnh, đó là nơi hiểm trở, trước có Yên Ðài ngăn cách, sau có Chương Hà bủa vây, đất vuông nghìn dặm, hiền sĩ khá nhiều. Nếu đóng đô ở đấy cũng như đống đô ở Tràng An, suốt đời thanh nhàn sung sướng. Vả lại Hàm Ðan cách Tràng An xa lắm, có thể làm chỗ dung thân được.
Thích Cơ nói :
– Phong Như Ý làm Triệu vương, thiếp xin cảm tạ ơn dày của Bệ hạ, song Như ý hãy còn trẻ dại, cần phải có một người theo bảo vệ, ngỏ hầu mới giữ nổi cõi bờ.
Hán đế nói :
– Trẫm sẽ lựa một người đủ tài trí theo phò, ái khanh chớ lo.
Ngày hôm sau, Hán đế ngự triều, cùng văn, võ bá quan đàm đạo.
Hán đế nói :
-Trẫm y theo lời luận của quấn thân, không đổi ngôi Thái tử , song xét Như Ýcũng đã lớn tuổi, không nên để mãi trong cung, trẫm muốn phong cho Như Ý làm Triệu vương, đóng đô ở Hàm Ðan, các khanh nghĩ thế nào ?
Quần thần tâu :
– Bệ hạ phong Như ý làm Triệu vương rất hợp với công luận
Hán đế nói :
– Như Ý đến Hàm Ðan cần phải có một người theo giúp đỡ sớm tối dạy bảo. Vậy các khanh xem thử ai có thể đảm dương việc ấy ?
Tiêu Hà nói :
– Quan Ngự sử Chu Xương là một người chính trực, có thể tin cậy việc ấy được.
Hán đế truyền đòi Chu Xương đến ban trách nhiệm.
Chu Xương nói :
– Bệ hạ sai thần việc gì thần đâu dám trái mệnh, song thần xin Bệ hạ viết tờ thủ sắc gồm có ba điều, mới tránh khỏi tai họa về sau.
Hán đế hỏi :
– Ba điều ấy là điều gì ?
Chu Xương nói :
– Ðiều thứ nhất, không nên bắt về triều, e địa phương không người coi giữ. Ðiều thứ hai, lúc đến nước Triệu, nhị Ðiện hạ phải nghe lời thần khuyên can. Ðiều thứ ba, nhị Ðiện hạ không nên thường thường cùng với thứ hậu giao thông tin tức. Ðược ba điều ấy, hạ thần mới có thể bảo vệ Triệu vương sau này được.
Hán đế nói :
– Ba điều ấy chẳng có gì khó khăn cả .
Liền viết sắc trao cho Như ý, truyền Như Ý sắm sửa đi trấn nhậm.
Như Ý vào giã biệt Thích Cơ.
Thích Cơ nói :
– Mẹ cùng con ngày nay ly biệt, chưa biết đến bao giờ mới gặp mặt.
Hai mẹ con ôm nhau khóc ròng.
Ngày hôm sau Như Ý khởi hành, Hán đế ngự ra tận ngoài thanh đưa tiễn.
Chu Xương đem cả gia quyến, cũng ngày hôm ấy theo Triệu Vương đến Hàm Ðan.
Hán đế tiễn Như Ý xong, trở vào cung, vừa đi đến cửa thành bỗng có một người cầm một tờ trạng đến trước mặt tâu :
– Tiêu Thừa tướng cho dân cày chỗ đất công trong vườn ngụ lâm, lấy của công để mua lòng riêng đó là bất trung, xin bệ hạ minh xét.
Hán đế nghe nói nổi giận mắng :
– Vậy ra Tiêu Hà ăn tiền của dân, rồi lấy khu đất của ta trong vườn thượng lâm cho dân cày. Thế là trái đạo tôi .
Liền sai quan Ðình úy bắt Tiêu Hà bỏ vào ngục.
Tiêu Hà vẫn lặng thinh, không hề chống cãi gì cả.
Ðược vài ngày, có quan Vệ úy họ Vương đến gõ cửa khuyết tâu :
– Quan Thừa tướng họ Tiêu có tội gì mà Bệ hạ bắt bỏ vào ngục ?
Hán đế nói :
– Tội ăn lộc của ngư