
quyết
– Trương Chiêu tiến lên nói:
– Tào Tháo xua binh trăm vạn, lại lấy danh nghĩa Thiên tử chinh phạt bốn phương. Ta chống cự thì danh không thuận. Vả lại Chúa công có thể cự với Tào Tháo được là nhờ có sông Trường Giang hiểm yếu. Nay Tào Tháo đã chiếm Kinh châu, thì cái hiểm của sông Trường giang Tháo đã chia mất của ta một nửa, vì thế ta chẳng nên đánh. Theo ngu ý không gì bằng hiệp binh với hắn để rồi chia đất. Ðó là kế vạn toàn…
– Các mưu sĩ đồng thanh nói:
– Lời Tử Bố nói rất phải.
Tôn Quyền cứ làm thinh trầm ngâm không nói.
Trương Chiêu lại nói tiếp:
– Chúa công chớ có nghi ngại, nếu hàng Tào Tháo thì Ðông Ngô được an, sáu quận đất Giang Nam cũng đều giữ được.
– Tôn Quyền cũng cứ ngồi trầm ngâm không đáp.
Sau đó, Tôn Quyền đứng dậy vào nhà trong.
Lỗ Túc bước theo.
Tôn Quyền hiểu ý liền quay lại hỏi Lỗ Túc:
– Ý của khanh như thế nào?
– Lỗ Túc nói:
– Lời mọi người vừa bàn đó, thực làm hỏng việc của Chúa công. Các người ấy hàng là phải, nhưng Chúa công thì không thể nào hàng được.
– Tôn Quyền hỏi:
– Vì cớ gì vậy?
– Lỗ Túc nghiêm trang đáp:
– Như bọn Túc này mà hàng Tháo, vẫn được làm quan, thế nào Tháo lại chẳng ban cho mỗi người một chức Châu, Quận hoặc tương đương. Nhưng Tướng quân mà hàng Tháo thì… ôi, còn biết về đâu? Ngôi chẳng qua đến phong Hầu. Xe bất quá được một cổ, ngựa bất quá được một con, quân hầu nhiều lắm được năm bảy tên. Như thế phỏng còn quay mặt hướng Nam mà xưng “Cô”, xưng “Quả” được chăng? Lời mại người nói ra đều là vị kỷ. Ai cũng chỉ biết có thân họ, vợ con họ mà thôi… Thật không nên nghe! Tướng quân nên sớm lo kế lớn mới được.
– Tôn Quyền nghe xong than:
– Nghị luận của mọi người quả làm cho ta hết trông cậy. Tử Kính nói ra kế lớn, chính hợp lòng ta. Thật là Trời đem Tử Kính ban cho ta vậy. Ngặt binh Tào Tháo đã được binh của Viên Thiệu, lại mới thắng Kinh châu, ta e khó cự địch với hắn.
– Lỗ Túc thưa:
– Tôi đến Giang Hạ, có đưa được người em của Gia Cát Cẩn về đây. Chúa công nên mời vào hỏi xem, để biết rõ hư thực của quân Tào.
– Tôn Quyền nghe nói mừng rỡ hỏi:
– Ngọa Long tiên sinh có đây sao?
– Lỗ Túc đáp:
– Hiện còn ở nơi quán dịch.
– Tôn Quyền nói:
– Hôm nay trời đã tối, khoan ra mắt đã. Ngày mai họp hết các tướng văn võ rồi mới hắn vào để cho hắn thấy nhân vật ở đất Giang Ðông ta, sau đó sẽ lên công đường bàn việc.
– Lỗ Túc vâng mệnh lui ra.
Hôm sau Lỗ Túc đến quán dịch mời Khổng Minh rồi lại ân cần dặn nhỏ:
– Tiên sinh vào ra mắt Chúa tôi, xin chớ nói binh Tào nhiều mạnh nhé!
– Khổng Minh cười nói:
– Chừng đó tôi sẽ tùy cơ ứng biến.
– Khi Lỗ Túc đưa Khổng Minh đến trước trướng, đã thấy bọn Trương Chiêu, Cố Ung ngồi cùng một đám văn võ hơn hai mươi người, áo mão rực rỡ.
Khổng Minh liền ra mắt từng người, hỏi thăm tên họ xong, lại ngồi nơi khách vị.
– Bọn Trương Chiêu thấy Khổng Minh tướng mạo đoan trang, có một vẻ thầm lặng, biết ngay là người du thuyết, liền kiếm lời ghẹo trước:
– Tôi là bọn sĩ phu hèn mạt bên Ðông Ngô có nghe tiên sinh đã lâu, nằm ở trên cao là chốn Long Trung, thường sánh mình như Quản Trọng, Nhạc Nghị. Ðiều đó có quả vậy chăng?
– Khổng Minh mỉm cười đáp:
– Ðó chỉ là câu ví tầm thường hồi Lượng này còn nhỏ tuổi.
– Trương Chiêu lại nói:
– Mới đây tôi có nghe Lưu Dự Châu đi cầu tiên sinh ba phen nơi thảo lư, mới hân hạnh được tiên sinh ra giúp, coi như “cá gặp nước”, những tưởng ra tay một chút là quét sạch đất Kinh châu. Nay Kinh châu phút chốc bỗng về tay Tào Tháo! Chẳng hiểu chủ kiến tiên sinh thế nào?
– Khổng Minh thầm nghĩ:
– Trương Chiêu là một tay mưu sĩ thứ nhất của Tôn Quyền, nếu trước chẳng phục được hắn thì làm sao nói cho Tôn Quyền nghe được.
– Liền đáp:
– Ta coi việc lấy đất Hán thượng như trở tay, ngặt vì Chúa ta là người nhân nghĩa, chẳng nỡ đoạt cơ nghiệp của người đồng tông, nên khước từ không chịu. Lưu Tông là đứa trẻ thơ, nghe lời xiểm nịnh lén đầu Tào Tháo, nên Tào Tháo mới lộng hành như vậy. Nay Chúa ta đóng binh nơi Giang Hạ còn nhiều kế hay, những kẻ tầm thường không sao hiểu được.
– Trương Chiêu lại nói:
– Nếu vậy, lời nói với việc làm không đi đôi với nhau. Tiên sinh thường ví như Quản Trọng với Nhạc Nghị. Quản Trọng làm Tướng quốc nước Tề, giúp Hoàn Công đánh dẹp thiên hạ dựng nên nghiệp bá. Còn Nhạc Nghị giúp nước Yên là một nước nhỏ yếu, mà hạ được Tề hơn bảy mươi thành. Hai người ấy mới thật là có chân tài tế thế. Chớ như tiên sinh cứ trong chốn thảo lư cười trăng ngạo gió, ôm gối ngâm thơ. Nay ra phò Lưu Dự Châu thì lúc chưa có tiên sinh vẫn còn tung hoành trong thiên hạ, chiếm cứ được thành trì. Nay được tiên sinh, người người trông cậy, những tưởng hùm đữ thêm cánh, ắt quét sạch binh Tào không có chỗ đất mà ở, ai cũng trông đợi tiên sinh sẽ quét sạch mây mù trên trời cao để thấy rõ ánh sáng của mặt trời, mặt trăng. Ngờ đâu, Lưu Dự Châu được tiên sinh rồi, binh Tào vừa kéo ra đã quăng thương bỏ giáp chạy dài, trên chẳng giúp được Lưu Biểu cho an dân thứ, dưới chẳng giúp được kẻ mồ côi giữ gìn cương thổ, lại bỏ Tân dã chạy qua Phàn Thành, thua nơi Tương Dương chạy qua Hạ Khẩ