
ày.
Khương Trầm Ngư chăm chú nhìn mặt nước bị ánh dương phản chiếu thành
ngũ sắc lấp loáng, không khỏi nghĩ. Nếu như, nếu như tình yêu của ta có
thể khiến công tử khỏe hơn, vậy thì, ta sẽ càng yêu, càng yêu chàng hơn; nếu như, nếu như ta không yêu công tử, mà có thể khiến bệnh tình của
chàng tốt lên, vậy thì ta thà từ bỏ mối tình này.
Thần Phật ơi, hãy tha thứ cho phút giây yếu đuối này của con.
Yếu đuối đến mức muốn dùng sự cân nhắc hão huyền này để mong cầu một kết quả.
Bởi vì, con thực sự, thực sự, thực sự, quá bất lực. Cũng thực sự, thực sự bi thương.
Cho dù thế nào, xin nhất định, nhất định phải phù hộ công tử, để chàng khỏe lại, khỏe lại…
Anh quân tử hoa, triêu bạch ngọ hông mộ tử, tận phương hoa diệc bất quá quán tuyệt nhất tịch.
Ngu mỹ nhân thảo, xuân thanh hạ lục thu hoàng, sổ trung trinh tốt nan đắc duyên kết tam quý.
(Hoa anh (đào) quân tử, sáng trắng trưa đỏ chiều tím, phô hết hương
thơm cũng chẳng quá một đêm Cỏ Ngu Mỹ Nhân, xuân xanh hạ biếc thu vàng,
mấy bận trung trinh khó có thể duyên kết ba mùa)
Đầu thuyền, tiếng từ và vang lên…
Thuyền rời bến cảng, đi về hướng Trình quốc.
Ghi chú: (1) Chim Yến trùng với chữ Yên trong Yên quốc. Chữ (yan) có hai âm đọc, đọc là Yến nghĩa là chim én, đọc là Yên chỉ tên đất, tên nước.
(2) Mười người gồm chín tùy tùng và cả Hàm Kỳ.
(3) Hai câu trong bài từ “Thước kiều tiên” của Tần Quán, bản dịch của Nguyễn Xuân Tảo.
(4) Câu này xuất xứ từ điển cố: Thời Xuân Thu, Tề Hy Công muốn gả con gái của mình cho thái tử Hốt của nước Trịnh, nhưng thái tử Hốt từ
chối nói: “Mỗi người đều có đối tượng của mình, nước Tề là nước lớn,
không phải là đối tượng của ta”. Về sau thành ngữ “Tề đại phi ngẫu” dùng để từ chối hôn nhân vì đối tượng quá cao, không với tới được.
(5) Liễu Hạ Huệ: Tên thật là Triển Cầm, tự là Quý, người đất Liễu Hạ, nước Lỗ, thời Xuân Thu, nổi tiếng là chính nhân quân tử.
(6) Một câu tục ngữ của Trung Quốc, ý nói bỏ qua cơ hội sẽ không còn lần sau.
(7) Một vế của câu thành ngữ “núi xanh còn đó, không sợ thiếu củi đốt”.
(8) Ý của câu này là bảo vật sẽ dẫn đến tai họa.
Ngày hai mươi tư, tháng sáu, năm Đông Bích thứ tư.
Trăng treo giữa trời, cung đăng sáng rực.
Trong Gia Ninh cung vô cùng náo nhiệt. Phóng tầm mắt nhìn ra bốn
phía, đèn đỏ rượu xanh, ca vũ thái bình. Toàn bộ phi tử mỹ nhân của hậu
cung đều tập trung trong một sảnh đường để tham gia thọ yến lần thứ mười chín của Khương quý nhân – Khương Họa Nguyệt.
Trên ghế chủ thượng, Chiêu Doãn mỉm cười thể hiện rõ tâm trạng vui vẻ hơn ngày thường, thậm chí còn tự tay gắp thức ăn cho người được chúc
thọ, khiến Khương Họa Nguyệt vốn bị lạnh nhạt hơn nửa năm nay mừng khôn
xiết, cảm động đến mức mắt đỏ rưng rưng.
Rượu quá nửa tuần, Điền Cửu bỗng xuất hiện, thì thầm mấy câu gì đó
bên tai đại thái giám La Hoành, khiến sắc mặt ông ta đột ngột biến đổi,
vội vàng tiến lên mật tấu với Chiêu Doãn. Khương Họa Nguyệt thấy vậy,
trái tim nàng chùng xuống, một dự cảm không lành trỗi đậy, nhưng Chiêu
Doãn vẫn yên vị trên ghế, vẻ mặt bình tĩnh, không vui cũng chẳng giận,
La Hoành vẫn nói gì đó, rõ ràng ông ta đang rất lo lắng. Cuối cùng,
Chiêu Doãn giơ một tay lên, ra hiệu cho La Hoành lui ra, ông ta vội nói: “Nhưng hoàng thượng…”.
Chiêu Doãn lại xua xua tay. La Hoành lập tức khom lưng lui ra.
Khương Họa Nguyệt không kìm được hỏi: “Hoàng thượng, có chuyện gì sao?”.
Chiêu Doãn rời mắt khỏi đám ca múa phía trước, y cười với nàng:
“Không có chuyện gì. Tối nay, không gì quan trọng bằng sinh nhật của ái
phi”.
Lúc này, trái tim đang treo lơ lửng của Khương Họa Nguyệt mới rơi
phịch xuống, nàng thở phào, ngọt ngào nói: “Hoàng thượng đối với thần
thiếp thật tốt…”, vừa thì thầm nàng vừa ngả người về phía y. Chiêu Doãn
cũng không cự tuyệt, y đưa tay ôm lấy nàng, cùng dựa vào ghế rồng xem ca múa. Ân sủng rõ ràng như thế, khiến đám phi tử ngồi đấy không khỏi bặm
môi nghiến răng, trong lòng thầm chua xót, không hiểu tại sao chỉ trong
một đêm mà Khương quý nhân lại bắt đầu được sủng ái. Những kẻ hiếu sự
càng không nhịn được nghĩ, tại sao cảnh tượng như thế này mà Hy Hòa phu
nhân và Cơ quy tần không có mặt cơ chứ, nếu hai người bọn họ cũng có
mặt, thì Khương Họa Nguyệt đâu thể một mình chiếm hết vinh quang như vậy được. Nhưng hai người đó, một người nói ngọc thể bất an, còn một người
ba ngày trước đã đến Định Quốc tự bái Phật vẫn chưa về, mãi đến lúc thọ
yến kết thúc cũng chẳng thấy bóng dáng.
Tiệc tàn, Chiêu Doãn đương nhiên cũng ở lại trong Gia Ninh cung,
nhưng vào giờ Dần một khắc, y đột nhiên tỉnh giấc, không làm kinh động
đến Khương Họa Nguyệt. Đang say giấc nồng bên cạnh, khoác áo bước ra
khỏi phòng.
Bên ngoài tĩnh mịch yên ắng, đám cung nhân đều bị đuối đi ngủ cả thị
vệ gác đêm nhận được mệnh lệnh từ trước, nhìn thấy y, cũng chỉ cúi người hành lễ, không phát ra tiếng động nào.
ĐiềnCửu giống như ma trơi trong đêm trăng, lặng lẽ đứng đợi y trong
gió, trên tay cầm một chiếc áo khoác, thấy y bước ra khỏi cửa cung liền
tức tốc chạy tới, khoác áo lên mình y.
Chiêu Doãn vừa đi