Old school Swatch Watches
Hậu cung Chân Huyên truyện – Phần 2

Hậu cung Chân Huyên truyện – Phần 2

Tác giả: Lưu Liễm Tử

Thể loại: Truyện dài tập

Lượt xem: 329194

Bình chọn: 7.00/10/919 lượt.

ăn đi cho nóng.”

Tôi đưa mắt liếc qua, cau mày, nói: “Sao nhìn toàn là mỡ thế kia, ta thật không sao nuốt nổi.”

Cận Tịch rầu rĩ nói: “Nương nương ăn uống thất thường đã mấy ngày nay rồi, cứ tiếp tục thế này thì làm sao được chứ.”

Huyền Lăng ngẩn ra, quay sang hỏi Cận Tịch: “Chiêu nghi đã mấy ngày nay ăn uống không ngon miệng rồi ư?”

Cạn Tịch nói: “Dạ chính thế, nương nương đang có thai nên vốn đã ngủ không ngon, mấy ngày nay lại ăn uống không ngon miệng nữa. Hai ngày trước, nương nương từng muốn ăn đường sương ngọc phong nhi[2'>, nô tỳ và Hoán Bích không kiếm đâu ra được, thực là áy náy vô cùng.”

[2'> Đây là tên một món ăn được ghi lại trong sách Võ lâm cựu sự của Chu Mật, chỉ xuất hiện ở thời Nam Tống, và đến nay thì các chuyên gia vẫn chưa thể xác định nó được làm bằng cái gì và chế biến như thế nào, người dịch tạm để nguyên tên – ND.

Lý Trường lộ vẻ lúng túng: “Đó là thứ đồ điểm tâm sở trường của Chu sư phụ trong ngự thiện phòng, bên ngoài làm sao có được. Thực khổ cho nương nương quá, đang có thai mà muốn ăn chút đồ ăn cũng không được.”

Tôi áy náy nói: “Đều tại Hoàn Hoàn kén ăn quá, thực ra bất kể là ăn cái gì cũng đều như nhau cả thôi.”

Huyền Lăng ngoảnh đầu lại dặn dò Lý Trường: “Đem cháo tổ yến đã mang tới đây đi hâm nóng lại một chút đi, rưới thêm chút sữa bò nữa, trước đây Chiêu nghi thích ăn món này nhất đấy!” Lý Trường vâng lời rời đi, tôi và Huyền Lăng trò chuyện được chừng một tuần trà thì canh tổ yến đã được Cận Tịch bưng lên, Huyền Lăng đón lấy rồi khẽ mỉm cười. “Để trẫm bón cho nàng.”

Tôi thẹn thùng nói: “Tứ lang sao lại đi làm chuyện như vậy chứ?”

Huyền Lăng khẽ cười một tiếng, trên mặt tràn ngập vẻ dịu dàng khó tả, tựa làn gió xuân mát mẻ từ ngoài cửa sổ thổi vào. “Vì nàng, vì đứa con của chúng ta, không có chuyện gì là không thể.” Y kê vào sau lưng tôi một chiếc gối mềm, múc một thìa cháo tổ yến lên thổi mấy hơi cho bớt nóng, cất giọng dịu dàng: “Dù thấy không ngon miệng đến mấy cũng phải cố ăn một chút, nàng không nghĩ cho bản thân thì cũng nên nghĩ cho con của chúng ta.”

Tôi ngoan ngoãn ăn thìa cháo mà y bón cho rồi nghiêng đầu, khẽ mỉm cười. “Hoàn Hoàn biết.”

Thấy tôi đã ăn được quá nửa, Huyền Lăng mới khẽ thở dài một tiếng. “Vốn Yến Nghi có thai cũng là việc mừng nên trẫm mới phong cho nàng ta làm tiệp dư, ai ngờ Khâm Thiên giám lại nói có điềm chẳng lành là Nguy Nguyệt Yến xung nguyệt, rồi Thái hậu bệnh nặng, Hoàng hậu cũng đau ốm, khiến khắp hậu cung chẳng được yên ổn, trẫm hết cách chỉ đành cấm túc nàng ta.” Dừng một chút, y dịu giọng nói tiếp: “Hoàn Hoàn, nếu không có cái thai này của nàng, trong cung xảy ra nhiều chuyện như thế, trẫm thật chẳng còn biết vui vẻ là gì nữa.”

Tôi cầm lấy bàn tay y áp lên má mình, mỉm cười điềm đạm nói: “Có thể khiến Tứ lang vui như vậy, tự bản thân Hoàn Hoàn cũng thấy vui. Thiên tượng chẳng qua chỉ là điềm báo nhất thời, đợi vận xui qua đi rồi, Từ Tiệp dư sinh cho Hoàng thượng một vị tiểu hoàng tử là mọi việc đều tốt đẹp cả thôi!”

Huyền Lăng đưa tay kéo tôi vào lòng, nhẹ nhàng cất tiếng: “Hoàn Hoàn, Trường tương tư vẫn ở chỗ nàng, hãy đàn cho trẫm nghe một khúc nhạc đi.” Y dường như hết sức thương cảm. “Nàng rời cung đã bốn năm, không còn ai có thể gảy được những khúc nhạc đầy ý vị như thế nữa rồi.”

Tôi lấy Trường tương tư ra, chỉnh lại dây đàn một cách thuần thục mà máy móc, mỗi lần ngón tay chạm vào dây đàn, trái tim lại nhói đau, người khi xưa từng đàn sáo hợp tấu với tôi nay đã không còn trên đời nữa rồi.

Suy nghĩ ấy vừa mới nổi lên, nước mắt tôi đã không kìm được tuôn rơi lã chã, bắn đầy lên bảy sợi dây đàn.

Huyền Lăng vội vàng lau nước mắt giúp tôi. “Đang yên đang lành sao lại khóc thế, có ai khiến nàng phải chịu ấm ức sao?”

Tôi khẽ lắc đầu, rơm rớm nước mắt, nói: “Hoàn Hoàn đã lâu không gảy Trường tương tư, bây giờ có thể gảy lại trước mặt Tứ lang, thật có cảm giác như đã qua kiếp khác.”

Huyền Lăng cũng thổn thức không thôi. “Trẫm bây giờ có nàng ở bên, cũng cảm thấy như đã qua kiếp khác vậy. Hoàn Hoàn, trước đây nàng thích gảy bài Sơn chi cao, chi bằng hôm nay hãy gảy lại lần nữa đi.”

Tôi vâng lời đưa tay lướt nhẹ dây đàn.

Núi cao cao, trăng nho nhỏ. Trăng nho nhỏ, sáng vằng vặc! Ta có người thương trên đường xa. Một ngày không gặp chừ, lòng ta nao nao.

Tôi chậm rãi gảy liền hai lượt. Bài Sơn chi cao này tôi xưa nay chỉ gảy nửa đầu, bởi cái ý tâm tư của nửa đầu miên man thấm vào tận sâu trong xương tủy, còn nửa sau thì tràn ngập nỗi thương tâm và một điềm báo chẳng lành. Thế nhưng trong một thoáng ngẩn ngơ, điệu nhạc phát ra từ Trường tương tư không ngờ đã đổi khác, biến thành nửa sau của bài Sơn chi cao.

Tay hái cỏ đắng, ở nơi núi nam. Xiết bao lo lắng, biết chịu ra sao?

Lòng chàng như vàng đá, lòng thiếp như băng tuyết. Ta ước hẹn trăm năm, chợt gặp hồi ly biệt. Mây sớm mưa chiều bao nhớ nhung, ngàn dặm tương tư cùng trăng sáng.

Ta hẹn ước trăm năm, chợt gặp hồi ly biệt!

Nỗi đớn đau trong lòng không ngớt trào dâng, tôi cơ hồ muốn nằm gục xuống bàn mà khóc lóc một hồi. Nửa sau của bài Sơn chi cao mà tôi xưa na