
đây có một vấn đề, đó là bầy hổ có chủ đích ăn thịt người từ trước haydo trành quỷ đưa lối chỉ đường? Rất rõ ràng, người chồng của vị trànhquỷ này ban đầu vốn là bữa điểm tâm ngon lành cho lũ hổ, nếu không thìkhông cần lãng phí những rắc rối không cần thiết, chỉ cần thả cho anh ta trở về là có thể giải quyết được vấn đề rồi. Hay người phụ nữ Hồ Namnói ở trên cũng chính là số trời định trước, nếu không phải như vậy thìbà cụ Hà đó làm sao có thể hết lần này đến lần khác dễ dàng dán tờ giấycó hình đầu cô gái, mặt khác, thịt cha mẹ cô gái chưa hẳn đã khó ăn hơncô ấy. Từ những câu chuyện về trành quỷ (bao gồm cả “giang trành”) cóthể thấy trong nội dung đều chú ý nhấn mạnh đến vấn đề “số mệnh”, giốngnhư trong Liêu trai có đoạn kể về “Miêu Sinh”, xác định được rõ ràngthân thế của mình, nhưng chỉ cần khoác lên mình bộ y phục khác thì lũ hổ không dám giết thịt. Nhưng có rất nhiều truyện lại cho thấy “số mệnh”vẫn có thể thay đổi được, quan niệm nhân quả báo ứng “Đinh thị đinh, mão thị mão” của Phật giáo không phù hợp với quan niệm của người TrungQuốc, chữ “tình” của người Trung Quốc thông thường có thể chiến thắng cả “định luật” nghiệt ngã của thiên mệnh. Công năng của trành quỷ như vậyxem ra rất được chú ý, điều này thể hiện ở chỗ, ngay cả lũ hổ cũng không hề biết số mệnh đã an bài ai sẽ bị chọn dùng làm bữa điểm tâm, chỉ cótrành quỷ mới biết, không có chỉ thị của trành quỷ, lũ hổ cũng không dám manh động, mà ngay chính trành quỷ trước đó không lâu cũng chính là bữa điểm tâm của lũ hổ. Con người đã trở thành món ăn của bầy mãnh thú đó,điều này thật khó lý giải. Một điều cũng khó đưa ra được lời giải thíchlà, nếu như lũ hổ không có trành quỷ dẫn đường chỉ lối thì không thể ănthịt người, vậy thì, từ khi sinh ra, lần đầu tiên chúng giết người ănthịt thì ai chỉ điểm. Lại nói, người bị hổ ăn thịt biến thành trành quỷ, vậy nói như giáo lý đạo Phật “chúng sinh bình đẳng”, đã có biết baonhiêu loài động vật khác cũng làm mồi cho hổ, tại sao chúng không thểbiến thành trành quỷ? Vấn đề này thật khó có thể đưa ra được một đáp ánthỏa mãn, chúng tôi chỉ còn cách suy đoán trong mơ hồ vậy thôi.
2.
Câu chuyện về người vợ Nghiêm Mãnh có đề cập đến một vấn đề, đó chính là cô ấy mặc dù đã trở thành trành quỷ, hãm hại, lừa gạt người khác để làmmồi lấp đầy bụng hổ, nhưng xem ra trong tình huống này, cô ta vẫn cònvương lại chút tình người. Tính cách con người khi trở thành trành quỷluôn có sự biến đổi ghê gớm theo xu hướng tiến dần đến sự xấu xa, bẩnthỉu, nhưng cũng không hẳn tất cả đều như vậy. Trong một số câu chuyệncòn lưu truyền trong nhân gian, chúng ta có thể nhận thấy hình ảnh mộtsố trành quỷ mà trong linh hồn ma quái của chúng vẫn còn le lói hiện lên một chút nhân tính. Nhân tính được nói tới ở đây chỉ là những tình cảmđặc biệt đối với người thân của họ, và hơn hết còn là lòng thù hận sâusắc đối với bầy dã thú đã gây ra cái chết thảm thương cho chính mình.Trong Quảng dị ký của Đới Phu, một tác giả thời nhà Đường có kể lại mộtcâu chuyện như thế:
Vào cuối thời Thiên bảo, ở Tuyên Châu có mộtđứa bé sống ở gần núi. Mỗi khi đêm về thường trông thấy một bóng ma dẫntheo sau một con hổ chạy đến như là báo trước số trời đã định. Đứa trẻliền nói với cha mẹ: “Bóng ma dẫn hổ theo sau ắt không tránh khỏi cáichết. Người xưa thường nói: “Người nào làm mồi cho hổ, khi chết oan hồnsẽ hóa thành trành quỷ”. Con chết, chắc chắn biến thành trành quỷ. Nếuhổ bắt con dẫn chúng vào trong thôn, nên đào sẵn một cái hố ở gần đườngcái, lũ hổ có thể sẽ sập bẫy.” Ngày hôm sau, quả nhiên đứa bé bị hổ ănthịt. Một thời gian sau, đứa bé báo mộng về cho cha mẹ, nói: “Con đã trở thành trành quỷ, ngày mai sẽ dẫn hổ đến, hãy chuẩn bị sẵn một cái bẫylớn ở phía tây.” Cha mẹ và người dân trong thôn lập tức đào một cái hốrất sâu, ngày hôm sau, quả nhiên bẫy được một con hổ lớn.
Đứa bétrong câu chuyện từ trước đó vốn đã biết mình rất khó có thể thoát khỏisố mệnh làm mồi cho hổ, nhưng đối mặt với nguy hiểm vẫn vững vàng khônghề khuất phục. Cậu sáng suốt nghĩ cách sắp đặt đưa hổ vào bẫy, một mặtvừa để báo thù cho chính mình, mặt khác có thể giúp ngươi nhà và dânlàng thoát khỏi cảnh bị hại. Những trành quỷ như vậy thực sự rất ítthấy.
Nhưng đề cập đến vấn đề trành quỷ chắc chắn các văn nhânđều muốn qua hình ảnh này gửi gắm một thông điệp sâu sắc nào đó. Vì cácvăn nhân thời cổ đại phần lớn đều là những người có chức tước trongtriều đình, nơi ấy vẫn thường có ma quỷ ẩn hiện, cho nên mọi cái đều cóthể xảy ra. Một số văn nhân sau những lúc tâm huyết dâng trào khó tránhkhỏi buồn bã chân tay mà dùng chính những kinh nghiệm của độc giả đểviết ra một điều gì có thể đưa vào cuốn tiểu thuyết của mình. TrongTruyền kỳ của Bùi Hình, một văn nhân thời nhà Đường có kể lại một câuchuyện liên quan đến trành quỷ: Mã Chửng Du dạo chơi đến núi Hành Sơncùng Chúc Dung, suýt nữa không may trở thành miếng mồi ngon trong miệnghổ. Khi đi tới dòng suối uốn lượn quanh núi, tình cờ chứng kiến một cảnh tượng kỳ lạ, con hổ ấy trong phút chốc biến thành một lão tăng. Haingười tính kế đẩy lão tăng kia xuốn