
biệtcuối cùng, con quỷ đó cũng lẻn vào, hòa lẫn trong đám khách khứa, lấycây rìu ra giáng vào tấm ván bên cạnh quan tài. Những điều này đươngnhiên chỉ có Vương Nhang có thể nhìn thấy. Có người thân đi đến gần quan tài, cúi đầu xuống gần thi thể nói lời vĩnh biệt trong niềm đau xót vôhạn, đúng lúc con quỷ giơ cao cái rìu đánh thẳng vào đầu người đó, người này tức thời ngã lăn xuống đất, mọi người xung quanh vội vã đỡ dậy, đại để chỉ gây ra hiện tượng choáng váng rồi ngã xuống, chưa chắc đã đe dọa đến tính mạng.
Con quỷ quàng khăn đỏ, mặc áo đỏ, tay cầm rìu nói ở trên chính là thần tai ương. Nhưng vị thần tai ương này hoàn toànkhông phải hồn ma người chết, mà chỉ là ác quỷ xuất hiện khi người chếtđược nhập quan. Trong câu chuyện này, mặc dù không nhắc đến tục “tị sát” nhưng có thể thấy bản thân câu chuyện chính là một lời khuyên hữu íchcho những người tham dự buổi lễ nhập quan người chết, rằng tuyệt đốikhông nên đứng quá gần thi thể người chết, với những người không phải là người thân hay có quan hệ đặc biệt nào với người đã mất thì tốt nhấtkhông nên có mặt vào giờ phút nhập quan. Cho nên cái gọi là ác quỷ dùngrìu đánh vào đầu người khác thực chất là bị tử khí từ trong quan tài bốc lên làm choáng váng, ngã xuống mà thôi. Sau này, Lưu Nghị Khanh trong U minh lục cũng nói đến sự xuất hiện của dị vật sau khi có người chết:
Chu Tông thường nhìn thấy hình ảnh một đám đông đưa linh cữu đến nơi maitáng, phía trước quan tài cách khoảng ba thước có một vật màu xanh, hình dáng giống như một cái vỏ sứ có nắp đậy (cái chum to đậy nắp). Đám đông tham dự tang lễ, người thì cúi mặt khóc thương, buồn bã, người lại đếngần ghé sát quan tài nhìn người chết thêm một lần nữa. Từ phần đầu thithể đang bất động có một vật màu xanh bốc lên. Lại nói: Khi người đếntham dự tang lễ, trong tức khắc ma quỷ cũng nhanh chóng đến theo cùng.
Trong câu chuyện trên, đáng chú ý nhất là câu nói sau cùng, “khi người đếntham dự tang lễ, trong tức khắc ma quỷ cũng nhanh chóng đến theo cùng”,đó chính là ý nghĩa của hai chữ “tạm hoàn” (nhanh chóng góp mặt). Mộtcách tự nhiên, điều đó ám chỉ sự hiện hình của vong linh người chết hayvới cách nói “vong hồn quy sát” của người phương Bắc cũng chính là một.Chỉ có điều hình ảnh quy sát hiện về là một “dị vật màu xanh” có hìnhdáng “giống như cái vò sứ có nắp đậy” chứ không phải như hình hài ngườichết. Nhưng vì sao Chu Tông lại nói dị vật đó cách linh cữu người chếtkhoảng ba thước? Rõ ràng đó là một lời khuyên dành cho những người điviếng đám ma nên đứng cách xa phần đầu người chết một khoảng cách nhấtđịnh, tối thiểu là ba thước, cũng chính là cần tránh khỏi vùng ảnh hưởng của tử khí người chết bốc lên, vì tử khí chủ yếu sinh ra từ phần miệngvà mũi của người chết.
Trong vở tạp kịch Tử sinh giao phạm trương kê thử, phần thứ ba có kể lại câu chuyện Phạm Cự Khanh muốn được trôngthấy thi thể của Trương Nguyên Bá trong linh cữu, nói: “Mọi người hãy mở nắp quan tài ra, ta muốn nhìn một lát.” Mẹ của Nguyên Bá nói: “Anhkhông nên làm vậy. Người đã chết khá lâu, sợ rằng tử khí sẽ bốc lên.”Như vậy, qua màn đối thoại này có thể thấy mọi người đã biết rõ thi thểngười chết để lâu ngày sẽ có tử khí bốc lên, gây hại cho con người.
Có thể chứng minh những lời nói trên đây có cơ sở quan trọng, xuất phát từ chính việc “rải tro bếp để nhận dạng dấu chân” phản ánh phong tục machay trong quan niệm dân gian. Ngày “tị sát”, trước khi người trốn rangoài để né tránh hung thần, cần phải “quét dọn sạch sẽ, cẩn thận phòngốc của người chết, từ trên giường xuống dưới đất, sau đó lấy tro đốt từloại cỏ lau rải xuống khắp nền nhà”. Nói là để xem khi vong linh ngườichết hồi sát có để lại dấu chân trên lớp tro bụi hay không, từ vết chânđó có thể nói cho người nhà biết người chết đã đầu thai chuyển kiếpthành loài vật nào. Nhưng rõ ràng lý do này thực sự chỉ khiến vong hồnthêm khó xử. Vì những dấu vết đó, ngoài dấu chân của mèo, chó, gà, vịtcòn có cả dấu chân của kẻ trộm. Do vậy, ý đồ thực sự của việc “rải trobụi làm dấu” này đã xuất hiện từ rất lâu trong dân gian, sớm nhất là từthời Nam - Bắc triều. Theo quan niệm của người dân, trong ngày “tị sát”nhất thiết phải “đốt một đám lửa ở trước cửa, bên ngoài rải một lớp trobụi”. Tro ở đây chính là tro đốt từ cây cỏ, sau này, người ta cũng dùngnó để xua tan khí hôi bốc lên từ nhà vệ sinh, cho nên bô vệ sinh cònđược gọi là “khôi đồng”, đổ bô vệ sinh được gọi là “khái khôi”, ngay cảđến thần trấn giữ nhà xí cũng được gọi bằng một biệt hiệu rất đáng yêu“khôi thất cô nương”. Mục đích thực sự của việc “rải tro bụi” chính làđể nó hút vào những tử khí độc hại bốc ra từ thi thể người chết, chứhoàn toàn không phải để xem người chết đầu thai sang thế giới khác sẽbiến thành loài súc vật nào. Hơn nữa, những người bạn của tôi ở Nam Kinh còn giới thiệu rất kỹ lưỡng về vấn đề này. Họ cho biết, vào những ngàyhè nóng nực, cần chú ý phủ một lớp tro bụi thật dày xuống dưới đáy quantài, sau đó dùng một tấm vải phủ kín bên trên, để người ngoài không nhìn thấy được. Làm như vậy không những có thể xua tan được tử khí bốc r