Ring ring
Báu Vật Của Đời

Báu Vật Của Đời

Tác giả: Đang cập nhật

Thể loại: Truyện ngôn tình

Lượt xem: 327715

Bình chọn: 9.5.00/10/771 lượt.

g coong coong, Bà Mụ cưỡi kỳ lân bay đi, thằng bé bụ bẫm vẫy tay chào lại.

Chú dượng tuổi đã bốn mươi nhưng vẫn rất hiếu động. Ông thả dây cương, mặc cho con lừa đi thế nào thì đi. Ông hái một ôm hoa dại, tết thành một vòng hoa dội lên đầu cho Toàn Nhi. Ông đuổi chim con trên bãi cỏ, mệt thở phì phò. Ông chui vào vạt cao lương, tìm thấy một dây đưa dại, ngắt một quả còn đầy lông, to bằng nắm tay, bảo Toàn Nhi ăn, bảo đó là dưa ngọt. Đắng chát lưỡi ông xắn quần nhảy xuống lòng mương, nhổ một đọt cây bồ nhung đang có đòng, bóc ra, ông ăn một nửa, đưa cho Toàn Nhi một nửa. Đọt này có vị ngọt, đặc quánh, ăn rất ngon. Ông nhảy xuống đầm lác, tách vỏ lấy ruột mảnh như to, ông ăn một ít còn lại đưa cho Toàn Nhi, thứ này dinh dính, ăn cũng ngon. Trong kho kiến thức của ông, tích lũy bao nhiêu thứ ăn được ông bắt ở mép nước một con bọ đầy lông xanh, to bằng hạt dưa hấu, giữ nó trong hai lòng bàn tay úp lại hô biến rồi bảo Toàn Nhi ngửi, mùi gì đây, Toàn Nhi lắc đầu, không nói được là mùi gì. Ông bảo: - Mùi dưa hấu, đây là con bọ dưa hấu, từ hạt dưa hấu mà thành bọ.

Toàn Nhi thấy ông chú dượng ham chơi và chịu chơi như một thanh niên.

Kết quả khám phụ khoa là Toàn Nhi không có bệnh gì cả.

Bà cô nổi giận nói:

- Để ta đi tính sổ với nhà Thượng Quan! Con trai nó là con la* (*Lừa và ngựa phối giống đẻ ra la. Con la không có khả năng sinh đẻ), thế mà nó lại đổ tội cho con Toàn nhà mình!

Nhưng ra đến cổng, cô lại quay vào.

Mười mấy ngày sau, một đêm trời mưa như trút. Bà cô làm một bữa thịnh soạn, lấy bình rượu bằng thiếc của ông chú dượng hâm đầy một bình rượu. Hai cô cháu ngồi đối diện với nhau. Bà cô lấy ra hai chén sứ men xanh, đặt một chiếc trước mặt Toàn Nhi, một chiếc trước mặt bà. Ngọn nến chập chờn, hắt bóng bà lên tường. Khi rót rượu vào chén, tay bà run bần bật.

- Cô ơi, sao hôm nay lại uống rượu - Toàn Nhi linh cảm sắp có chuyện quan trọng, hồi hộp hỏi.

Bà cô nói: - Có gì đâu, trời mưa buồn quá, cô cháu mình chuyện gẫu cho vui!

Bà giơ chén rượu lên, nói:

- Uống đi, con! Toàn Nhi cũng cầm chén rượu lên, sợ sệt nhìn bà cô. Chị trông thấy chén của mình rung lên một cái khi chén của bà cô đụng vào.

Bà cô ngửa cổ uống cạn.

Toàn Nhi cũng ngửa cổ uống cạn.

- Con định thế nào bây giờ - Bà cô hỏi. Toàn Nhi đau khổ lắc đầu.

Bà cô rót rượu cho mình và cho Toàn Nhi.

- Cơn ơi! - Bà cô nói - Âu cũng là cái số! Thằng con trai nhà Thượng Quan không ra gì, nó đã có lỗi với mình! Nhớ lấy, chính là nhà nó nợ mình về tình cảm, chứ không phải mình nợ nó! Con ơi, trên đời này có bao chuyện đàng hoàng lại ra đời từ trong mờ ám, con hiểu cô nói gì không?

Toàn Nhi lắc đầu tỏ vẻ không hiểu, hai chén rượu vào bụng, đầu chị đã quay cuồng. Chính trong đêm đó, Vu Bàn Vả trèo lên giường Toàn Nhi.

Sáng ra, khi tỉnh dậy, Toàn Nhi thấy đầu nhức như búa bổ. Chị nghe thấy có tiếng ngáy rất to bên cạnh. Chị khó nhọc mở mắt ra, trông thấy ông chú mình trần nằm bên cạnh, bàn tay to như tay gấu của ông đang đặt lên vú chị. Chị hét lên một tiếng, kéo chăn che kín thân thể rồi khóc hu hu. Ông Vu Bàn Vả tỉnh dậy, ôm quần áo nhảy xuống giường, lắp bắp:

- Đó là cô cháu... bảo chú đến!

Mùa xuân năm sau, vừa qua tiết thanh minh, con dâu nhà Thượng Quan Lỗ Toàn Nhi sinh một đứa con gái gầy gò, hai mắt đen láy. Thượng Quan Lã thị quì trước bàn thờ Bồ tát lạy ba lạy, giọng hả hê:

- Tạ ơn trời đất, cuối cùng thì nẻ ít ra rồi! Xin Bồ tát phù hộ, sang năm cho gia đình con xin đứa cháu trai!

Bà hào phóng luộc đầy một bát trứng gà bưng đến trước mặt con dâu, nói: - Ăn đi!

Lỗ Toàn Nhi nhìn khuôn mặt to bè của mẹ chồng với ánh mắt cảm kích, nước mắt dàn dụa.

Bà mẹ chồng nhìn con bé nằm trong đống tã rách, nói:

- Đặt tên nó là Lai Đệ!

Chị Hai Thượng Quan Chiêu Đệ cũng là giống của ông Vu Bàn Vả. Liên tiếp sinh hai con gái, sắc mặt bà Lã càng khó coi.

Mẹ nhận ra một chân lý nghiệt ngã: Là đàn bà, không lấy chồng không được, lấy chồng mà không sinh con không được, sinh con toàn con gái cũng không được. Muốn có địa vị trong gia đình, dứt khoát phải sinh con trai.

Đứa con thứ ba, mẹ thụ thai trong bãi sậy.

Đó là một buổi trưa, khi Chiêu Đệ được hơn một tháng tuổi, theo lệnh bà Lã, mẹ đến đầm lau ở tây nam thôn, bắt ốc vặn về nuôi vịt. Mùa xuân năm ấy có người bán vịt con. Đó là một người ở vùng khác đến, to cao khỏe mạnh, vai khoác vuông vải xanh, chân đi giày cỏ, gánh hai lồng vịt con lông màu vàng tuổi. Anh ta bày hai chiếc lồng ngay trước cửa nhà thờ, rao bằng một giọng du dương:

- Ai mua vịt con đây! Ai mua vịt con nào?

Những mùa xuân trước, người ta bán gà con, ngỗng con, nhưng chưa ai bán vịt con. Mọi người vây quanh lồng vịt, ngắm nghía những con vật bé tí như một cục bông, mỏ màu phấn hồng. Chúng kêu áp áp, màng chân trong suốt, đi lại một cách vụng về.

- Mua đi mua đi, mùa xuân mua về, sang thu thu tiền, nếu lẫn vịt đực không lấy tiền! Đây là vịt Bắc Kinh, mắn đẻ, cho trứng ngay trong năm, mỗi ngày một quả, chỉ cần cho ăn những thứ như cua ốc, mỗi ngày có thể cho hai trúng, sáng một, chiều một.

Bà Lã là người đầu tiên mua 10 co