
ia đã
chơi đàn cổ, hát khúc Phượng cầu hoàng, lời ca có đoạn:
“Phượng này, phượng này,
Trở về cố hương,
Ngao du bốn biển,
Cầu được chim hoàng.”
Văn Quân ở sau rèm nghe được, trong lòng thích thú, cảm giác
tri kỷ. Hai người ước hẹn với nhau rồi bỏ trốn đến Lâm Tri mở quán rượu sinh
nhai. Chuyện Văn Quân bán rượu đã thành giai thoại một thời.”
Lưu Đàm mê mẩn lắng nghe rồi thốt lên, “Đúng thật là một đôi
tuyệt diệu.”
“A Kiều”, nàng khẽ ngoái nhìn sang, ánh mắt hàm chứa thâm ý,
“Muội… có oán Triệt Nhi không?”
Trong lòng Trần A Kiều dâng lên nỗi chua chát, xoay người đi
không trả lời, kể tiếp, “Năm Nguyên Sóc thứ ba, Hoàng thượng hạ chỉ phong Tư Mã
Tương Như làm quan đi giao thiệp với các nước ở Tây Nam. Tư Mã tâm hồn lãng mạn,
dần dần thay lòng, gửi vô số thư cho Văn Quân, nhiều đến mức không nhớ nữa, ngỏ
ý muốn lập thêm thiếp. Văn Quân đau lòng muốn chia tay nhưng lòng dạ kiên cường,
làm thơ đáp rằng:
“Trắng như tuyết trên núi,
Sáng tựa nguyệt trong mây.
Nghe chàng sinh lòng khác,
Muốn cự tuyệt tình này.”
“Nghe chàng sinh lòng khác, muốn cự tuyệt tình này”, Lưu Đàm
động lòng ngâm nga, “Nghe như thế thì Tư Mã phu nhân cũng thật là một cô gái
thông minh cứng rắn… Như vậy là muội vẫn còn oán rồi.”
Một tấm chân tình lại gặp phải phụ bạc, ai có thể mỉm cười bỏ
qua cho được? Trác Văn Quân viết Bạch đầu ngâm gửi mấy dòng thơ, Tư Mã Tương
Như rốt cuộc vẫn là văn nhân còn có chút lương tâm nên gắng gượng từ bỏ ý muốn
lập thiếp. Lưu Triệt lại là quân vương, lòng dạ tàn nhẫn hơn Tư Mã Tương Như rất
nhiều. Năm đó, A Kiều bỏ ngàn vàng xin Tư Mã Tương Như được bài Trường Môn phú
thê lương buồn bã, trải lòng mình một lần nhưng vẫn không thể khiến cho Lưu Triệt
quay đầu. Người đàn ông vui mới nới cũ ấy đã viết ra bài Trường Môn phú đẹp đẽ
mà thê lương như vậy nhưng cho tới bây giờ A Kiều vẫn không muốn gặp, bởi vì gặp
lại như đối diện với sự giễu cợt của vận mệnh nửa đời về trước. Kim ốc tàng kiều
và Phượng cầu hoàng vốn là hai câu chuyện cười lớn nhất trên cõi đời này.
Lưu Đàm nhìn gương mặt A Kiều đượm vẻ ai oán, hồi tưởng lại
chuyện bản thân mình vừa trưởng thành đã đi xa tận đại mạc ở lều ăn thịt, đầu
đao mũi kiếm thì không khỏi xúc động thương tâm, suýt nữa rơi lệ. Nàng vội vàng
quay đi, nhìn đồng ruộng nương dâu bên ngoài khung cửa, cười lớn, “Không nói
chuyện này nữa, ta ở đại mạc nhiều năm, hôm nay nhìn lại nhà cửa ruộng vườn Đại
Hán cũng thấy hơi xa lạ.”
Đến nửa đêm, long xa cuối cùng cũng dừng lại trước cung Cam
Tuyền, xuống xe liền trông thấy cảnh cung hùng vĩ trang trọng. Cung Cam Tuyền ở
trong quận Cam Tuyền dưới chân núi Nam Sơn ngoại ô thành Trường An, có chu vi
mười chín dặm, cung điện đài các sánh ngang với cung Kiến Chương, có đủ tất cả
mọi thứ. Chỗ này là nơi hoạt động trọng yếu ở gần cung Vị Ương của các quân
vương thời sơ Hán, Lưu Đàm và A Kiều khi còn nhỏ thường theo Đậu thái hậu tới
đây. A Kiều ở giai đoạn chiến tranh lạnh với Lưu Triệt sau khi được phong hậu
còn sống một mình ở nơi này trong thời gian dài, quen thuộc đến từng gốc cây ngọn
cỏ ở đây còn hơn cả ở cung Vị Ương. Trên núi còn có suối nước nóng được dẫn vào
cung đổ vào hồ tắm.
Một ngày đi đường ngựa xe mệt nhọc, A Kiều tắm gội xong liền
trở về điện Tuyền Ngâm. Điện Tuyền Ngâm là chính điện của cung Cam Tuyền nơi
Hoàng đế và Hoàng hậu ở, trong đó có hai tiểu điện, bên trái hơi lớn hơn là đế
điện, bên phải là hậu điện. A Kiều thấy trong điện Tuyền Ngâm vẫn bày biện
trang trí quen thuộc giống như trước, như chưa từng có ai vào ở sau khi nàng rời
đi. Trên bàn trang điểm có một chiếc gương đồng chạm hoa, mặt gương vẫn còn một
vết xước. Gương mặt nàng soi vào nhìn thoáng mờ đi.
Với thân phận hiện giờ thì A Kiều không thể ở đây, nhưng
nàng không đề cập tới, Lưu Triệt cũng không nói gì, đám cung nhân cũng giả câm
giả điếc nên tất cả đều như cũ. Thật ra tất cả đã từ lâu không thể nào quay lại
như ban đầu. Cung nhân bên ngoài rèm quỳ gối bái chào, “Tham kiến bệ hạ.” Lưu
Triệt chắp tay tiến vào, thấy ngay A Kiều đang cầm chiếc lược gỗ, vẻ mặt kinh
ngạc nhìn vào chiếc gương đồng.
“Kiều Kiều!” Lưu Triệt vui vẻ gọi.
“Trẫm còn nhớ hồi năm Kiến Nguyên thứ ba, trẫm đã cùng nàng
đến chỗ này nghỉ hè.”
Hồi đó, Lưu Triệt cho Vệ Tử Phu đến chỗ thay y phục rồi cùng
A Kiều đến cung Cam Tuyền, nhưng đã có rạn nứt nên hai người đối xử với nhau lại
càng dè dặt, còn ngọt ngào hơn đêm tân hôn. Ở cung Vị Ương, A Kiều chẳng thể cản
được chuyện oanh yến của Lưu Triệt, nhưng ở cung Cam Tuyền, chỉ cần A Kiều có mặt
sẽ không còn bóng dáng người con gái nào khác, vì thế nàng vẫn thích cung Cam
Tuyền hơn cung Vị Ương. Thời gian đó, Lưu Triệt rất không vừa ý bởi quyền lực nằm
trong tay Thái hoàng thái hậu, khi phụng bồi A Kiều cũng không toàn tâm toàn ý.
Ở trong điện Tuyền Ngâm, y thậm chí còn giúp A Kiều búi tóc. Vua của một nước tất
nhiên không thạo việc này, y đưa lược chải rứt tóc khiến A Kiều đau đớn, tuy
nhiên nàng vẫn cố chịu. Nàng nhìn vào gương thấy tóc đã được búi lại, dĩ nhiên
là không đẹp nh