
ng là vẹn cả đôi đường, nhưng vẫn có cảm
giác xót xa vì Vương Thấm Hinh đã từng được sủng ái như vậy nhưng chết trong cô
độc mà bệ hạ lại không hỏi thăm lấy một lời. Tháng Hai năm Nguyên Thú thứ ba,
Vương Thấm Hinh được mai táng với cấp bậc tiệp dư.
Tháng Ba năm Nguyên Thú thứ ba, sứ thần được phái đi theo đề
nghị năm xưa của Bác Vọng hầu Trương Khiên để tìm đường từ đất Thục tới Thân Độc[2'>
trở về Trường An, bẩm báo lên Hoàng đế tuy Điền vương có ý tốt phái người giúp
bọn họ tìm đường đi Thân Độc nhưng mất hơn một năm mới tới gần vùng biển Nhị Hải
của Đại Lý lại bị tộc Côn Minh ngăn trở nên cuối cùng sắp thành công lại thất bại.
[2'> Nay là Ấn Độ.
Lưu Triệt thấy tôn nghiêm của Đại Hán bị mạo phạm nghiêm trọng
thì vô cùng giận giữ, muốn phát binh chinh phạt. Cuối cùng bị thừa tướng Lý
Thái can ngăn, nói tộc Côn Minh sinh sống ở vùng sông nước, giỏi thủy chiến còn
quân Hán lại chỉ quen đánh trên bộ, cho dù có thể chinh phạt được thì cũng sẽ
chịu tổn thất nghiêm trọng. Lúc đó văn võ bá quan đều cảm thấy triều đình đã
hao tốn quá nhiều nhân lực vật lực chỉ vì một kiến nghị mang hy vọng xa vời của
Trương Khiên, tính ra được không bằng mất, nhưng vì bệ hạ cương quyết độc đoán
nên chẳng ai dám nói ra.
Buổi tối, Lưu Triệt về đến cung Trường Môn vẫn còn chưa hết
tức giận, oán hận nói, “Trẫm chấp chính suốt bao năm, ngay cả Hung Nô hung hãn
thiện chiến cũng còn phá được, chẳng lẽ lại không đối phó được một tộc Côn Minh
nho nhỏ đó sao?”
A Kiều vừa nghe đã biết thứ mà Lưu Triệt đang khổ sở tìm kiếm
về sau này chính là con đường tơ lụa phương nam, thông từ đất Thục tới Thân Độc.
Nếu việc này thành công sớm, khai thông ngoại thương thì sẽ có lợi rất lớn cho
Đại Hán, khó trách tại sao Tang Hoằng Dương lại nhiệt tình với chuyện này như
thế.
Mặc dù triều Hán không có lệ quy định hậu cung không được
tham gia chính sự nhưng A Kiều biết chư vị hoàng đế Tây Hán kiêng kỵ với chuyện
họ Lữ loạn quyền trước kia nên nàng không tiện đề cập tới mà chỉ nói chung
chung, “Bệ hạ nhất định sẽ có biện pháp.”
Ngày hôm sau, Lưu Triệt triệu kiến Trường Bình hầu Vệ Thanh,
Trường Tín hầu Liễu Duệ và cả Quan Quân hầu Hoắc Khứ Bệnh tới điện Tuyên Thất để
thảo luận về chuyện huấn luyện thủy quân.
“Cũng không phải không thể”, Vệ Thanh lộ vẻ băn khoăn, “Chỉ
là huấn luyện thủy quân phải có sông hồ chứa được ngàn vạn người, nhưng hình
như gần Trường An không có chỗ nào thích hợp.”
Lưu Triệt khẽ cau mày, đưa mắt liếc thấy Trường Tín hầu Liễu
Duệ đang có vẻ suy tư, liền hỏi, “Liễu khanh có ý kiến gì không?”
Liễu Duệ chắp tay đáp, “Thần tin tưởng rằng bệ hạ đã có chủ
kiến, cần gì vi thần phải nhiều lời.”
Lưu Triệt nghiến răng, “Đám tiểu bối man di tộc Côn Minh dám
cả gan khiêu khích thiên uy của Đại Hán ta, chinh phạt là tất yếu. Trẫm muốn
dùng nhân công tạo ra một cái hồ ở Thượng Lâm Uyển có hình dáng như biển Nhị Hải
thao luyện thủy quân để sau ba năm đến năm năm nữa sẽ bình định man di.”
Ý nghĩ này quả thật là điên cuồng xa xỉ, ngoại trừ Liễu Duệ
thì cả Vệ Thanh và Hoắc Khứ Bệnh đều giật mình biến sắc. Hoắc Khứ Bệnh không nhịn
được lên tiếng, “Không cần như vậy, cùng lắm thì cho thủy quân thao luyện ở xa
một chút có hơn không?”
Vệ Thanh căng thẳng, đứa cháu trai này của mình thiếu niên đắc
chí, lại thêm từ trước đến giờ luôn được quân vương cực kỳ sủng ái nên cứ nghĩ
sao nói vậy, áng chừng không hiểu rằng nếu quân vương đã quyết định chuyện gì
thì dù hao tốn bao nhiêu nhân lực vật lực cũng phải làm bằng được nên chắp tay
đỡ lời, “Khứ Bệnh còn nhỏ, bệ hạ không cần chú ý lời hắn.”
Hoắc Khứ Bệnh bất mãn liếc nhìn Vệ Thanh song không phản đối
nữa, chỉ cúi đầu xuống. Lưu Triệt trông thấy thế cười khẽ, “Ý trẫm đã quyết,
các khanh ai nấy tiến hành tuyển chọn những binh sĩ thích hợp thủy chiến. Đến
lúc hồ Côn Minh hoàn thành, trẫm muốn có ba nghìn thủy quân.”
Ba người cùng đồng thanh, “Tuân lệnh!”
Xây dựng hồ Côn Minh cần kinh phí rất lớn. Sau khi cho ba
người lui ra, Lưu Triệt trầm mặt ra lệnh, “Triệu Đại tư nông trang Tang Hoằng
Dương vào đây.”
Tang Hoằng Dương đang đứng đợi sẵn ngoài điện Tuyên Thất,
nghe vậy bước vào điện, bái chào: “Thần Tang Hoằng Dương tham kiến bệ hạ.”
“Đứng lên đi”, Lưu Triệt không chú ý lễ tiết: “Tang khanh,
trẫm hỏi khanh, nếu như trẫm muốn đào ở trong Thượng Lâm Uyển một cái hồ với
chu vi bốn mươi dặm theo hình dạng biển Nhị Hải thì phí tổn ước khoảng bao
nhiêu?”
Tang Hoằng Dương nhẩm tính rồi bẩm: “Cần khoảng mười vạn xâu
tiền Tam Thù.”
Dù đây không phải là con số nhỏ nhưng vẫn ít hơn khá nhiều
so với dự tính của Lưu Triệt khiến y kinh ngạc, “Hoằng Dương có tính chuẩn
không?”
Tang Hoằng Dương giải thích, “Thật ra thì đã tính dư thêm một
ít. Chắc bệ hạ đã biết thành Trường An tuy nằm sát gần sông Vị Thủy nhưng kinh
thành vốn phồn hoa nên vẫn thiếu nước uống. Nếu đắp đập ngăn nước trên thượng
du xuống xây thành hồ nhân tạo, địa thế Thượng Lâm Uyển lại cao nên nước sẽ tự
động chảy về phía Trường An, bảo đảm được nước dùng trong thành. Chỉ với điểm
này thì d