
n dịch thơ của Lâm Trung Phú:
Đừng chê rượu đục của nông gia,
Năm khá khách lưu đủ lợn gà.
Sông khuất núi trùng ngờ tắt lối,
Liễu xanh hoa thắm lại thôn xa!
Trống tiêu rộn rã hội làng đó,
Khăn áo đơn sơ lề cũ mà!
Nếu gặp trăng thanh nay rảnh rỗi,
Đêm nương gậy gõ cửa chơi nhà!!!
(20) Hoa tịch nhan: theo baike thì hoa tịch nhan còn gọi là hoa ánh trăng (nguyệt quang hoa), có màu trắng, nở rộ lúc chiều tà và tàn úa khi ngày lrên. Lặng lẽ nở hoa, rồi lại lặng lẽ héo úa, trong các tác phẩm văn học hoa này mang ý miêu tả hồng nhan bạc mệnh đột ngột hương tiêu ngọc vẫn. Ý nghĩa của loài hoa này là tình yêu vĩnh cửu hoặc sự thuần khiết. Tên tiếng Anh là moonflower/ moon vine, tên khoa học (chắc thế) là Calonyction aculeatum/ Ipomoea alba.
(21) Chung Quỳ: Trong truyền thuyết dân gian Trung Hoa, Chung Quỳ là vị thần diệt yêu trừ ma. Theo sử sách, dưới thời Đường Minh Hoàng, có một người tên Chung Quỳ, tướng mạo cực kì xấu xí nhưng lại rất thông minh, am hiểu mọi thứ. Khi Chung Quỳ lên kinh ứng thí, ông được chủ khảo xem là kỳ tài. Chính vì điều này mà ông trở thành mục tiêu của kẻ xấu. Chung Quỳ ôm nỗi oan ức mà chết. Oan khiên ấy động đến đất trời nên Ngọc đế đã đứng ra chủ trì, phong cho Chung Quỳ làm vị thần trừ gian diệt yêu. Từ đó trần gian xuất hiện vị Phục ma đại tướng quân. Ông có thể xử chuyện âm phủ và cũng có khả năng can thiệp chuyện dương gian. Chung Quỳ có trách nhiệm diệt trừ yêu ma hại người đồng thời giải oan cho những oan hồn chưa thể siêu thoát và trừng trị kẻ gian ác.
(22) Đăng đồ tử: ý chỉ người háo sắc, câu chuyện này có gắn liền với một trong hai đại mỹ nam của Trung Quốc cổ đại là Tống Ngọc. Chuyện kể rằng Tống Ngọc và Đăng Đồ Tử đều là đại phu nước Sở, là thân cận của nhà vua nước Sở. Đăng Đồ Tử ghen ghét tài hoa của Tống Ngọc, luôn tìm cơ hội nói xấu Tống Ngọc trước nhà vua nước Sở. Một lần, Đăng Đồ Tử nói với nhà vua nước Sở rằng: “Thưa bệ hạ, Tống Ngọc có diện mạo chững chạc và oai nghi, có học thức, nhưng rất hiếu sắc, nên bệ hạ nhất thiết không được để Tống Ngọc cùng bệ hạ đến hậu cung. Hậu cung có nhiều phụ nữ xinh đẹp, nếu nhìn thấy Tống Ngọc, có lẽ sẽ gây chuyện phiền phức”.
Nhà vua nước Sở bèn cho triệu Tống Ngọc, hỏi lời nói của Đăng Đồ Tử có chính xác không. Tống Ngọc nói: “Thưa bệ hạ, thần có diện mạo chững chạc và oai nghi, đấy là bẩm sinh; thần có học thức, đấy là vì thần cần cù chịu khó và hiếu học; về hiếu sắc, thần không bao giờ hiếu sắc đâu”.
Nhà vua nước Sở hỏi: “Thế thì nhà ngươi có chứng cứ gì không?”
Tống Ngọc nói: “Thưa bệ hạ, trên thế giới, nước Sở có phụ nữ đẹp nhiều nhất, và Thần Lý quê thần là địa phương có phụ nữ đẹp nhiều nhất trong nước Sở. Mỹ nữ nổi tiếng nhất ở Thần Lý là láng giềng của thần. Nếu mỹ nữ này cao thêm một chút thì cao quá, nếu thấp hơn một tý thì quá thấp. Nếu trát phấn thì trắng quá, nếu bôi son thì đỏ quá. Răng, tóc, cử chỉ của nàng thật là đẹp, không có ai có thể sánh kịp được. Nàng chỉ cần mỉm cười đã khiến nhiều quý công tử ham mê. Nhưng nàng thường xuyên leo lên tường xem trộm thần suốt ba năm, nhưng thần chưa bao giờ động lòng, sao có thể nói thần hiếu sắc? Thực ra, Đăng Đồ Tử mới là một kẻ hiếu sắc”.
Nhà vua nước Sở đòi Tống Ngọc giải thích lý do. Tống Ngọc nói: “Vợ Đăng Đồ Tử không đẹp chút nào, nhưng Đăng Đồ Tử vừa gặp đã yêu, hai vợ chồng đẻ những 5 đứa con. Hoàng thượng thấy không, chỉ cần là phụ nữ thì Đăng Đồ Tử thích ngay, vì thế hắn ta háo sắc hơn thần”.
Miệng lưỡi của Tống Ngọc phi phàm như vậy đã làm cho Sở Vương đúng sai lẫn lộn, phán Đăng Đồ Tử là kẻ háo sắc. Từ đó, Đăng Đồ Tử phải mang tiếng xấu muôn đời, đời sau thường nhắc đến ba chữ “Đăng Đồ Tử” để chỉ những phường háo sắc.
(23) Đạp phá thiết hài vô mịch xử, đắc lai toàn bất phí công phu: dịch nghĩa là đi mòn cả giày sắt mà cũng không tìm thấy cái gì. Có thể hiểu là mất rất nhiều công sức mà chẳng tìm thấy, tự dưng lại đạt được. Xuất xứ từ một bài thơ tứ tuyệt Tống Hạ Nguyên Đỉnh:
Không động phóng đạo chí tương hồ
Vạn quyển thi thư khán chuyển ngu
Đạp phá thiết hài vô mịch xử
Đắc lai toàn bất phí công phu.
(Nguồn từ baike, mình không tìm thấy bản dịch tiếng việt/ bản dịch thơ của bài thơ này).
(24) Vẽ rồng thêm mắt: câu gốc là “họa long điểm tinh”, trong truyện chỉ dùng “điểm tinh”. Câu này có nghĩa là vẽ thân con rồng trước, sau đó mới vẽ hai mắt. Câu thành ngữ này thường dùng để ví với việc khi viết văn chương, phải đi sâu và làm sáng tỏ những điều then chốt nhất, khiến nội dung càng thêm sống động. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Lịch đại danh họa ký" của Trương Ngạn Viễn triều nhà Đường.
Thời Nam Bắc triều cách đây khoảng 1500 năm, có một người rất có năng khiếu vẽ rồng tên là Trương Tăng Dao. Trình độ vẽ rồng của ông đã đạt tới mức truyền thần. Tương truyền, một hôm Trương Tăng Dao vẽ bốn con rồng trắng ở trên tường chùa An Lạc ở Kim Lăng. Nhưng điều khiến người ta khó hiểu là cả bốn con rồng này đều không vẽ mắt. Mọi người cảm thấy khó hiểu thì Trương Tăng Dao trả lời rằng: “Vẽ mắt thì có khó gì, nhưng đã vẽ thêm mắt thì tôi chỉ lo những con