Tự-Mai vẫy một xe song mã:
- Người đưa ta về khách điếm Nam-phong.
- Xin công công cho ba chục đồng.
- Được rồi.
Nhà vua hỏi:
- Mình đi đâu đây?
- Đại ca về chỗ trọ của em. Chúng mình thay y phục thường dạo chơi mới thú. Chứ làm thái giám thế này chán ngấy.
Xe lăn bánh trên đường phố.
Thiên-Thánh hoàng đế ( Sau này, khi qua đời được truy hiệu là Nhân-Tông) sinh trưởng ở đế đô, mà chưa bao giờ được ngao du hoàng thành. Suốt từ thời thơ ấu, nhà vua chỉ được rời cấm thành có hai lần. Lần đầu đưa linh cữu phụ hoàng đến sơn lăng, và một lần trong ngày lễ đăng cực. Cả hai ngày, đều đi giữa đám thị vệ tiền hô hậu ủng, dân chúng đứng nghẹt hai bên đường xem mặt nhà vua. Vì vậy đâu biết gì về đời sống dân chúng.
Bây giờ nhà vua ngồi xe ngựa chạy trên phố phường. Bất cứ cái gì đối với nhà vua cũng đều lạ hết. Tự-Mai tuy mới đến Biện-kinh, nhưng mấy tháng qua, nó cùng các bạn suốt ngày dạo chơi, nên thông thuộc mọi ngõ ngách. Nó luôn chỉ cửa hiệu này, gian hàng nọ giảng giải cho nhà vua.
Lát sau xe tiến vào khu Bồng-lai của lữ điếm Nam-phong. Nó dặn nhà vua:
- Đại ca! Lát nữa gặp anh rể, chị gái, và các bạn kết nghĩa của đệ. Đệ sẽ giới thiệu đại ca là Nho-sinh Lê Luyện mà đệ mới kết thân.
Nhà vua nghe Tự-Mai nói, ông nghĩ thầm:
- Khó đấy! Mình kết bạn với Tự-Mai, lát nữa đây gặp chị, anh rể y, không lẽ mình lại hành lễ trước? Mình đường đường là Thiên-tử, trong khi Lý Long-Bồ chỉ là một thái-tử của tiểu quốc?
Nhà vua nghĩ lại:
- Mình kết thân với nhị đệ, rồi lại ước mong kết thân với người Việt. Họ hứa giúp mình trong vụ đối phó với đám Nhật-hồ của Thái-hậu. Như vậy có nghĩa mình đi cầu hiền tài như vua Thành-Thang cầu Y-Doãn. Vua Văn cầu ông Khương. Hậu chúa cầu Gia-cát. Mình càng nhún nhường, càng được sĩ dân thiên hạ tôn phục. Không sao!
Hai người vượt cầu vào đảo Bồng-lai. Lê Văn trông thấy Tự-Mai, nó reo lên:
- Anh đi đâu suốt từ qua đến giờ làm bọn này tìm muốn chết. Tại sao lại mặc quần áo thái giám thế này?
- Ta mới được hoàng đế tuyển làm tân thái giám.
Lê Văn rút trong bọc ra con dao sáng loáng:
- À, làm thái giám phải cắt cái đó đi. Để em xẻo. Cam đoan đứt ngon.
Nó làm bộ định cắt. Tự-Mai chỉ nhà vua:
- Ta mới kết bạn với anh Lê Luyện này.
Lê Văn cười lớn:
- Chắc cũng thái giám giả?
- Không! Thái giám thực.
Lê Văn phát một chưởng hướng bụng nhà vua, rồi nó để tay lên mũi:
- Xạo! Nói dối không xem ngày. Em phát chưởng, thấy của qúy còn nguyên, đâu phải thái giám.
Nhà vua kinh ngạc nghĩ thầm:
- Ta tưởng Tự-Mai đã là thiếu niên tài ba có một không hai. Nào ngờ chú bé này coi bộ không kém Tự-Mai. Các thái y của ta khi khám thái giám phải thay quần ra mới quyết được. Trong khi y chỉ phất tay một cái đã biết rõ.
Tự-Mai nói:
- Ta với anh Lê Luyện giả làm thái giám dạo chơi trong cung cấm xem vườn thượng uyển thỏa thích.
Lê Văn suýt xoa:
- Thế mà không rủ em đi.
Nó nhìn nhà vua:
- Ôi cùng họ Lê với nhau, mà sao anh Luyện đẹp thế này. Ừ, anh ấy đẹp hơn tất cả bọn mình.
Nhà vua hỏi:
- Ta làm sao mà đẹp hơn Văn đệ.
Lê Văn phân giải:
- Em nói đẹp là đẹp tướng. Em công nhận, mặt em với Tự-Mai đẹp hơn Lê đại ca. Nhưng tướng Lê đại ca đẹp hơn bọn em. Trong tướng mệnh, đại ca xú mạo, nhưng mỹ tướng. Còn bọn em mỹ mạo mà xú tướng.
- Tướng ta mỹ ở chỗ nào?
Lê Văn cười:
- Lê đại ca muốn xem tướng ư? Phải đặt quẻ thầy mới nói.
Suốt đời, nhà vua chỉ tiếp xúc với quan thái phó dạy văn, cùng cung nga thái giám, lúc vào họ cũng dập đầu lạy, cho đến nay lần đầu tiên mới được vui đùa cùng Tự-Mai, Lê Văn. Nhà vua sờ tay vào túi: Không vàng, chẳng bạc. Bí qúa nhà vua nói:
- Cho nợ được không?
Lê Văn nghe tiếng Bảo-Hòa đâu đó dùng lăng không truyền ngữ rót vào tai:
- Ông này là Thiên-Thánh hoàng đế đấy. Chị nói sao, em nhắc lại như vậy. Em ra giá như chị dặn. Nào nhắc lại.
Lê Văn cung kính:
- Được. Bây giờ thế này: Đại ca là nhà Nho tất văn hay chữ tốt. Em đoán trúng một câu, đại ca phải làm tặng em một bài thơ hay bài từ. Được không?
- Được chứ.
Nó mời nhà vua vào phòng, truyền pha trà đãi khách. Tiếng Bảo-Hòa vẫn nhắc Lê Văn. Nó nhìn nhà vua rồi nói:
- Mắt của đại ca là mắt rồng, mũi lân, miệng sư tử. Tướng đi ngay, mắt nhìn thẳng. Ôi! Thực đệ chưa từng thấy ai có quý tướng như vậy.
- Liệu ta thi tiến sĩ có đậu không?
- Không! Đại ca không thể là tiến sĩ, vì thi không bao giờ đậu, nhưng văn mô, vũ lược đến bậc thầy tiến sĩ cũng không bằng. Đại ca sinh trong gia đình cực kỳ phú quý. Nhưng vừa sinh ra đã gặp bất hạnh, phải ly cách một trong hai thân.
Nhà vua gật đầu:
- Giỏi.
- Đại ca có mẹ nuôi. Mẹ là người học ít, mà thành công lại nhiều. Chính nhờ người này, mà đại ca có công danh sự nghiệp vượt hơn anh em mình.
- Giỏi.
- Đại ca được đến sáu anh em. Người nào cũng có sự nghiệp hiển hách, nhưng không thể nào bằng đại ca.
- Đúng qúa.
- Đại ca là người nhân từ, bình dị ít thấy trên đời.
Cứ thế Lê Văn đoán trúng ba mươi sáu câu. Nhà vua hỏi:
- Văn đệ nói ta sắp gặp biến cố lớn trong đời. Biến cố đó tốt hay xấu?
Lê Văn nháy mắt cười:
- Vấn đề này cực kỳ quan trọng. Đệ xin đ
Cùng chuyên mục
-
KHI........TIỂU THƯ VÀ HOÀNG TỬ ĐI HỌC Zenny Nguyễn (Gấu Sociu or Gấu Sociu's) Truyện kiếm hiệp