
ng vó ngựa giòn giã. Từ khu rừng ven đô vọng lại tiếng kêu đêm của chim đỗ quyên. Cúc cu, cúc cu! Đói to, đói to! Mỗi ngày một chiếc bánh cám.
Năm 1960 là một năm kinh khủng, ăn quả cỏ, uống nước dây leo. Luận điệu phản động, đại hội phê phán đấu tranh. Tác giả đồng dao quản lý rễ cây bị đuổi học. Nhắc đến những bài hát soạn cho giáo dục học đường thì hãy còn quá sớm. Tôi là một người lính, đến từ đám quần chúng Tôi là một cái bánh, cuốn quanh củ hành muối! Tôi là một người lính đi ỉa không chùi đít! Xuyên tạc những ca khúc cách mạng là Đỗ-Lang-thang, xuất thân gia đình phú nông. Gọi ông bố tới. Lão phú nông, mở mắt mà coi này. Hồ-râu-dê tay cầm gậy vụt thật mạnh, thằng con gây họa của lão phú nông ngã lăn quay. Anh làm gì vậy, ra oai hả? Thưa lãnh đạo, thằng này không phải con tôi? Tôi nhặt nó từ miếu thổ địa về, tôi không bố con gì với nó! Không nhận bố con cũng không được? Đuổi học! Đỗ- Lang-thang bơi cục giỏi, nhảy xuống sông bơi từ bờ bên này sang bờ bên kia. Nó bị bố nó đánh một gậy, trở thành thằng câm suốt hai mươi năm. Nghị lực quả là phi thường? Hai mươi năm không nói câu nào, giả vờ đến thế thật tuyệt được mệnh danh là Đỗ Câm. Đỗ Câm mở hàng cơm ở phố Phong Tuyền, dặt tên Quán cơm Đỗ Câm chuyên bán thịt bò viên, thịt bò giã nát bằng chày sắt rồi viên lại, rất quánh, ngon không chê được, lại rất bổ, trở thành món ăn nổi tiếng ở Đại Lan, từng được giới thiệu chuyên đề trên truyền hình của thành phố. Mẹ bảo, Đỗ Câm là người tốt, năm xưa Sa Tảo Hoa ngã xuống sông, nếu không được Đỗ Câm cứu thì chắc chắn chết đuối. Sa Tảo Hoa sinh năm 1942, tính ra năm nay năm mươi mốt tuổi. Nó đi phương nào nhỉ? Có lẽ chết từ lâu rồi cũng nên. Nếu nó còn sống, có lẽ đã thành tướng cướp. Mèo già hóa cáo! Ai nói câu ấy nhỉ? Đó là ông nội của giám đốc bảo tàng, thầy dạy vỡ lòng cho Tư Mã Khố. Kỷ Quỳnh Chi, vú dài ghê, tung vú ra, ánh sáng lòa, quật sau lưng, nảy tung từng. Đó là bài ca sớm nhất về nhà trường. Bậy, thù ghét cô Chi thì nói thế! Vú cô Quỳnh Chi rất đẹp. Cô chết thê thảm, dân chứng tự động mai táng cho cô. Không tham ô, là một cán bộ tốt, không bao giờ có một Kỷ Quỳnh Chi thứ hai nữa. Phương đông đã chuyển màu trăng nhạt. Những vũng nước trên quảng trường lấp lánh. Trời sáng. Đại trượng phu phải biết tới biết lui. Dập đầu lạy chẳng qua là trán chạm đất. Tôi sai. Tôi không phải là người, tôi là súc sinh, được chưa nào? Tôi vừa vả vào miệng bôm bốp, vừa nói. Một con điều hâu sổ lồng từ Trung tâm nuôi chim phương Đông đậu trên chao đèn, cong cần cổ hắt hơi một tiếng rõ kêu.
Dù tôi nước mắt đầm đìa, dù tôi tự vả sưng cả hai má, Uông Ngân Chi chỉ cười khẩy, không hề có ý tha thứ cho tôi. Người đàn bà kênh kiệu, đầu óc lạnh như bằng này mặc chiếc áo có hai cửa sổ tròn ở ngực - một sáng tạo của mẹ tôi Thượng Quan Lỗ Thị, để tiện cho con bú - tay nghịch chùm chìa khóa, nhìn tôi biểu diễn. Cô ta quả là một thiên tài về thiết kế thời trang, phải công nhận như vậy. Mẹ tôi chỉ khoét hai lỗ thủng trên ngực áo bông dài. Nhưng Uông Ngân Chi đã biến hai lỗ thủng đó thành sân khấu biểu diễn. Chúng quả là đẹp. Trên vạt áo màu xanh cánh trả kiểu đời Thanh viền đăng ten, khoét hai lỗ tròn vừa khít với nịt vú bên trong, để lộ nhãn hiệu Thú Một sừng. Đúng là sơn thủy vùng Quế Lâm, nét bút điên rồ của một tay công đạo, khiêu khích một cách trang trọng, khêu gợi dục mà lại đẹp. Điều quan trọng là nó phá vỡ tính kín đáo có tính nghi thức của nịt vú, nó trở thành một bộ phận quan trọng để phô trương cái đẹp của thời trang. Phụ nữ khi ra đồng phải cân nhắc màu sắc của nịt vú, thay một kiểu áo thì phải thay luôn một kiểu nịt vú. Bốn mùa trong năm đều tiêu thụ được nịt vú, như vậy doanh số sẽ tăng lên đáng kể. Giờ thì tôi mới hiểu cô ta sáng tạo kiểu nịt vú lông chồn không chỉ để khiêu khích thằng cha mặt đỏ, mà còn có ý nghĩa thương mại. Chính mỹ học đã quan tâm và nhấn mạnh đặc biệt bộ phận đẹp đẽ ấy của người phụ nữ không phân biệt xuân hạ thu đông. Tôi hiểu rằng cô ta sẽ không khi nào thất bại.
- Ngân Chi, vợ chồng một ngày nên nghĩa! - Tôi khẩn khoản - Hãy cho tôi một cơ hội sửa chữa sai lầm.
- Vấn đề là - Cô ta mỉm cười, nói - chúng ta chưa ngày nào là vợ chồng!
- Cái lần - Tôi nhớ lại quang cảnh đêm mồng 7 tháng 3 năm 1991, nói - lần ấy không tính à?
Rõ ràng là cô ta cũng nhớ lại quang cảnh đêm 7 tháng 3 năm 1991, mặt đỏ gay, làm như bị hạ nhục ghê gớm lắm
- Không, hôm đó không tính! Hôm đó chỉ là trò hạ lưu vô liêm sỉ, một lần cưỡng hiếp không thành công!
Cô ta bưng mặt, vẫn cái động tác quen thuộc đêm 7 tháng 3 năm 1991. Có thể bưng mặt là để nhìn tôi qua kẽ ngón tay thói quen này duy trì cho đến buổi sáng ngày 8 tháng 3 năm 1991, khi ánh nắng ban mai đỏ rực rèm che cửa sổ. Vì mút vú suốt đêm, sáng ra, miệng tôi vừa mỏi vừa tê. Cô ta trần truồng đứng trước ánh ban mai, trơn bóng, vàng vọt, những nốt ruồi đen lấm tấm và những nếp nhăn, y như một con chạch đang có chửa. Cặp vú bầm máu như hai cái vây ngực, run rẩy một cách đáng thương theo nhịp thở. Khi tôi thử mặc chiếc nịt vú màu lam cho cô, cô liền gieo mình xuống