80s toys - Atari. I still have
Cho anh nhìn về em – Tân Di Ổ

Cho anh nhìn về em – Tân Di Ổ

Tác giả: Tân Di Ổ

Thể loại: Truyện dài tập

Lượt xem: 3212102

Bình chọn: 9.5.00/10/1210 lượt.

ỗ có thể tìm được rất nhiều đồ hay ho, bây giờ tôi định đến đó, cậu muốn đi cùng không?” Xem ra cậu ta cũng rất thân thiện.

Cát Niên chỉ xuống đôi giày của mình.

Hàn Thuật kéo ba lô ra đằng trước nói: “Viện mẹ tôi phát rất nhiều phiếu mua hàng, tôi cũng không cần mua gì, bọn mình đi mua đôi giày mới?”

“Ôi, không cần đâu.” Cát Niên hơi bất ngờ, lắc đầy quầy quậy. Bến xe buýt đã xuất hiện trước mắt hai người.

“Cậu Vu Vũ đó là bạn học cũ của cậu à?”

“Ừ.”

“Hai người có vẻ thân thiết hả, nhìn cậu chẳng biết là cậu cũng chơi được với con trai đâu. Trần Khiết Khiết cũng vậy, lúc nào cũng như đức mẹ Maria, có bạn trai nào mời đi chơi, cậu ấy cũng ‘Ơ, không được đâu, cảm ơn bạn’.” Hàn Thuật giả giọng Trần Khiết Khiết rất nực cười, “Cha mẹ cậu ấy quản chặt, gọi điện đến chỉ cần trả lời xong các câu hỏi của người giúp việc cũng đã mất mười phút rồi, đương nhiên, tôi không nằm trong số đó. Nhưng tôi còn lâu mới hẹn cậu ấy đi chơi, trước kia có môn thể thao nào mà cậu ấy không ghét? Trông cậu ấy thế chứ toàn thích những thứ kỳ quái.”

Cát Niên nhìn Hàn Thuật, Hàn Thuật lại đang nhìn về hướng khác.

“Đi không? Lần trước tôi mua được một con rô bốt cực kỳ độc ở đó.”

Đúng lúc này chiếc xe buýt mà Cát Niên đợi đã vào bến, cô chạy về phía chiếc xe: “Tớ đi đâym cậu đi mua đồ đi.” Cô thấy Hàn Thuật đứng đó không phản ứng gì, thế là cô bắt chước động tác hát một câu trong ca khúc kinh điển của Tôn Duyệt: “Đừng để cho niềm vui qua đi, la la la la…”

Hàn Thuật nói: “Để tôi chết đi.”

Cho anh nhìn về em – chương 31

Chương 31: Một hạt mưa trên Vu sơn

Vu Vũ chỉ có một đôi tay không thể dắt hai người được, hơn nữa cậu ấy cũng không có cánh, có thể bay đi đâu được đây?

———-

Cho dù bạn có thích hay không, có mong chờ hay không thì năm lớp Mười hai rồi cũng sẽ đến một học sinh cấp Ba. Lớp Mười hai là gì, đoạn đường đen tối nhất trước một ban mai rực rỡ, là bầu không khí ngột ngạt muốn làm người ta nghét thở trước một cơn mưa lớn, là một cái hố sâu mà bạn muốn nhảy qua thật nhanh nhưng lại buộc phải nhảy qua một cách thật cẩn thận.

Sau khi phân ban, học sinh từ những lớp khác nhau được tập hợp lại, Cát Niên và Trần Khiết Khiết gặp nhau trong lớp khối C2, Hàn Thuật vốn học khá các môn xã hội nên cũng chọn khối C, nhưng cậu được phân vào lớp C1.

Trần Khiết Khiết vẫn ngồi cùng bàn với Cát Niên. Cô nói với cô giáo chủ nhiệm rằng mình học còn chưa khá, ngồi cùng bàn với Cát Niên thì có thể giúp đỡ nhau trong học tập. Cát Niên không có ý kiến gì về quyết định này, cô không có thói quen bảo vệ thành quả lao động của mình như những học sinh giỏi khác. Làm bài tập xong cô thường để cuốn tập trên bàn, ngày nào cũng có rất nhiều bạn mượn vở để “học hỏi”, bạn thân cũng vậy, không thân cũng vậy, ai cũng có thể mượn được, chỉ cần sau khi mượn nhớ trả lại, hoặc người mượn cuối cùng nộp vở luôn giúp Cát Niên là được, đây đã trở thành thông lệ trong lớp cô. Các bạn học khá cũng đã quen lật đi lật lại cuốn tập của Cát Niên sau khi làm bài tập xong để xem đáp án của mình có g

iống của Cát Niên không, những lúc như vậy cô không để ý đến mọi việc xung quanh mà chỉ cúi xuống chăm chú đọc tiểu thuyết kiếm hiệp của mình, những chương hồi này chính là không gian thư giãn duy nhất trong cuộc sống tĩnh lặng của cô.

Nhưng trong học tập, hiếm khi Trần Khiết Khiết phải nhờ đến Cát Niên, một nữ sinh xinh đẹp, hoành cảnh gia đình khá giả như cô thì không cần thiết phải bỏ quá nhiều thời gian cho học tập, cô thích buôn từ chuyện này sang chuyện khác với Cát Niên, nói chuyện về bộ phim cô ấy thích, cả chuyện tình cảm của cô ấy nữa. Thông thường Cát Niên chỉ đóng vai người nghe, thỉnh thoảng cười một chút để cho cô ấy khỏi mất hứng. Khi Cát Niên tập trung vào sách vở hay tiểu thuyết kiếm hiệp thì Trần Khiết Khiết thường ngồi lặng im đọc Trương Ái Linh, cô bạn này trông thì có vẻ đoan trang khuê các, nhưng lại hay thích những thứ lạnh lẽo và tiêu cực như vậy, kể cả những cuốn sách hay bộ phim tình yêu sét đánh của cô cũng đều như vậy.

Trần Khiết Khiết còn có một sở thích đặc biết khác là sơn móng tay. Học sinh cấp Ba vốn dĩ có nhiều điều bị cấm đoán, cho nên sơn móng tay vẫn là một đặc điểm khác biệt so với số đông. Trần Khiết Khiết thường núp mình sau chồng sách vở để sơn móng tay, tay trái trước, tay phải sau, và màu của mỗi ngón thường không giống nhau, những lọ sơn cô giấu giữa đống sách lọ nào cũng màu sắc sặc sỡ và rất khác lạ. Sơn xong, cô tự mình sửa sang cẩn thận lại một lần, sau đó lau sạch dấu vân tay in trên những lọ sơn móng tay, lần nào cũng như vậy, cô cảm thấy vô cùng thích thú.

Mùi sơn móng tay rất nồng, cho dù trong giờ tự học hay giờ nghỉ đều có thể ngửi thấy. Những lúc ấy, các bạn nam thường quen nhìn về phía họ, các bạn nữ thì tỏ rõ vẻ mặt không mấy thân thiện. Chỉ có Cát Niên vẫn vô tư lự nhìn vào cuốn sách của mình, tuy mùi đó ở ngay bên cạnh cô nhưng có lẽ khứu giác của cô kém nhạy hơn những người khác.

Sau khi Trần Khiết Khiết sơn móng tay xong, thường chỉ có Cát Niên là khán giả, cô xòe bàn tay dưới ngăn bàn cho Cát Niên xem: