Insane
Đức Phật Và Nàng

Đức Phật Và Nàng

Tác giả: Đang cập nhật

Thể loại: Truyện ngôn tình

Lượt xem: 329584

Bình chọn: 8.5.00/10/958 lượt.

bức vẽ năm xưa chàng vẽ tôi, mỗi bức đều nhuốm màu thời gian của hai mươi năm đằng đẵng, mép giấy đã sờn bạc, cũ nhàu. Bức vẽ tôi ho ra máu đã chuyển

thành màu rêu đỏ, không nhìn ra cô gái trong tranh nữa. Còn cả những bức vẽ tôi thẹn thùng trong vòng tay chàng, đó là kí ức về nụ hôn đầu của

hai chúng tôi. Những bức vẽ mới này được chàng vẽ trong khoảng thời gian mười năm về sau. Mỗi bức vẽ là một niềm cảm xúc. Chàng đứng sát lại, ôm vai tôi, cùng tôi xem tranh. Hai chúng tôi yên lặng không nói, cổ tôi

cọ vào cổ chàng. Tôi ngả đầu, hôn lên bờ môi ướt mềm của chàng. Chàng

nghiêng đầu, cuốn lấy tôi, từ chỗ chậm rãi đẩy lên cuồng nhiệt. Đầu óc

tôi quay cuồng, mụ mị, đột nhiên, tôi như được nhấc bổng lên, chân không chạm đất, người hơi ngả về sau, chàng ôm tôi dịch chuyển về phía chiếc

giường.

- Em… em nặng lắm đấy.

Tim tôi đập rộn, cánh tay vòng qua cổ chàng, lòng bồi hồi, tôi sợ là chàng không nhấc nổi mình.

- Nàng không nặng…

Tuy vậy lúc đặt tôi lên giường, chàng thở khá nặng nhọc, ánh mắt nóng rực khiến tôi như muốn tan chảy.

- Rajiva phải cố gắng học cách bế vợ mình chứ. Biết đâu sau này cần dùng đến…

Chưa kịp hỏi sẽ “dùng” vào dịp nào, chàng đã phủ người lên mình tôi.

Chàng đắm đuối nhìn tôi, nụ cười thường trực nơi khóe môi, gương mặt vẫn hiển hiện vẻ thẹn thùng, chàng khẽ thì thào bên tai tôi:

- Ngải Tình, hôm nay mới là đêm tân hôn của chúng ta.

Hai má nóng ran, mồ hôi đọng thành giọt nơi sống mũi, tôi hé miệng

định nói một câu gì đó, nhưng âm thanh bật ra lại là những tiếng rên rỉ

khe khẽ. Tôi giật mình, trời đất ơi, sao giọng tôi lại lả lơi nhường

vậy?

Đôi đồng tử màu xám nhạt rực lên như hai quả cầu lửa. Hơi thở gấp

gáp, những nụ hôn dồn dập thả xuống, tưởng như muốn cưng nựng từng tế

bào trên da thịt. Rajiva của đêm nay rất khác biệt, chàng hoàn toàn chủ

động và mãnh liệt. Không còn dấu vết của sự tranh đấu, giằng co, do dự,

không còn tàn dư của nỗi hoang mang, lo lắng. Chàng đã mở lòng thật rộng để tận hưởng triệt để khoảnh khắc đẹp đẽ nhất mà ông trời ban tặng cho

con người. Chàng dẫn dắt tôi vào thiên đường, những tiếng rên rỉ hoan

hỉ trồi theo hết lớp sóng này đến lớp sóng khác, trầm bổng, dạt dào.

Khoảnh khắc chàng gọi tên tôi khi cả hai cùng lên tới đỉnh điểm, nước

mắt tôi bỗng trào ra cuồn cuồn. Tôi đã thèm khát, ngóng đợi khoảnh khắc

kết nối này biết bao. Không chỉ có sự hòa hợp về thể xác, trái tim chúng tôi đã cùng chung nhịp đập dữ dội ở khoảng cách chưa đến mười xăng ti

mét. Tôi mê dại quấn chặt lấy chàng bằng cả chân và tay mình. Chợt nhớ

đến bài thơ “Cây dây leo”, tôi là dây leo, chàng là thân cây. Dây leo

cuốn lấy thân cây, cây mục vẫn cuốn; dây leo bám vào thân cây, dây héo

vẫn leo…

Tôi đi phiên chợ cùng Adoly, vợ Kaodura. Đã lâu không bước chân ra

khỏi nhà, thông tin về phiên chợ này đã kích động thói quen ham vui của

tôi. Chợ phiên Subash cứ mười ngày mở một lần, nông dân ở các thôn làng

lân cận cùng các lái buôn Khâu Từ đều tập trung ở đây. Chợ phiên ngoài

trời vô cùng náo nhiệt, mặt hàng bày bán phong phú, đa dạng. Đồ đồng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ tự chế, khăn choàng lông cừu, các loại dao thái

thịt nhỏ nhắn, tinh xảo, tôi nhìn mà hoa cả mắt. Dịp đến Tân Cương, tôi từng ghé qua Grand Bazzar ở Kashgar. Bazzar thời hiện đại là một khu

chợ nông sản lớn, chợ họp hàng ngày, được quy hoạch thành một tòa nhà

cao, rộng, với vô số các quầy hàng vuông vắn. Chợ tuy đông người, nhưng

chẳng thể có được cái không khí, cái dư vị rất riêng từ thuở ban sơ như

phiên chợ hôm nay. Tôi tròn xoe mắt ngồi xổm trước sạp hàng của một cô

gái, ngắm nghía các sản phẩm thêu thủ công, tuy không tinh xảo bằng hàng thêu cao cấp dành cho hoàng thất, nhưng họa tiết trên tranh thêu mang

đậm nét đặc sắc của văn hóa Khâu Từ. Tôi mê mẩn nghiên cứu từng bức

tranh, đến khi chị Adoly kéo tôi đi, tôi mới mua được có ba bức. - Phu

nhân, những thứ không dùng đến, đừng mua nhiều quá, mà không mua thì

ngắm nghía ít thôi. Cô cứ thế này, trời tối chúng ta cũng không đi hết

chợ đâu.

Tôi hiểu nguyên do chị Adoly cằn nhằn rồi, đồ đạc trên tay tôi nặng

lắm rồi. Bệnh nghề nghiệp thật khó sửa! Tôi đã quen xem mấy thứ vật dùng hàng ngày này như là đối tượng khảo cổ. Nghe chị Adoly làu bàu tôi mới

chợt tỉnh ra, tôi không định trở về, sưu tầm những thứ này làm gì nữa.

- Vâng vâng, tôi không tiêu xài lãng phí nữa!

Nghiêm túc kiểm điểm bản thân và tỏ ra ngoan ngoãn.

- Phải thế chứ!

Adoly gật đầu hài lòng, nhưng khi chị quay lại, thì đã

không thấy tôi đâu cả. Ngó nghiêng xung quanh, tôi lại sà vào một sạp

bán túi xách bện thủ công từ lá thánh liễu (Chinese taramisk), lật cái

nọ, xoay cái kia. Không cần nói cũng biết sắc mặt Adoly khi đó khó coi

ra sao.

Mấy ngày nay, chị Adoly đã bận rộn hơn hẳn, bởi vì chị có thêm một

học sinh cực kỳ hiếu học. Một tuần qua tôi chỉ quẩn quanh trong nhà,

không đi đâu cả, thi thoảng hai vợ chồng Pusyseda lại đến thăm tôi. Tôi dành ra phần lớn thời gian để học những kiến thức cơ bản về

cuộc sống của người cổ đại. Tôi theo chị Adoly học nấu cơm, h