
ọc nặn bột, học làm bánh. Những lần vượt thời gian trước đó, mục tiêu của tôi rất
rõ ràng. Tôi phải nghiên cứu khảo sát quá nhiều thứ, nên không có thời
gian cho việc bếp núc củi lửa, tôi ỷ lại vì luôn có người phục dịch.
Nhưng giờ đây, khi đã trở thành vợ của Rajiva, tôi phải học cách sống
khép mình, nền nã. Thêm vào đó, mong muốn được hòa nhập với đời sống cổ
đại lại vô cùng mãnh liệt, nên tôi cần phải học thật nhanh tất cả các
kiến thức, kĩ năng mà người phụ nữ ở thời đại này cần có. Nên tôi quyết
định, sẽ khởi đầu bằng việc học nấu ăn - vốn là sở trường bấy lâu nay
của tôi.
Ở thế kỷ XXI, vì bố mẹ bận rộn với công việc cơ quan nên ngay từ khi
học cấp ba, tôi đã phải tự mình nấu nướng, từng bước luyện tập, tích lũy kinh nghiệm, đến nay, tôi đã là một đầu bếp khá cừ. Muốn thể hiện tay
nghề với Rajiva, tôi đã nhanh chóng vào bếp trổ tài. Nhưng sau buổi
chiều vật lộn, lúc bước ra khỏi cửa bếp, mặt mũi người ngợm tôi lấm lem
khói bụi. Cũng may còn có chị Adoly, nếu không chắc tôi sẽ thiêu cháy
nhà bếp mất. Bởi vì một người quá ư quen thuộc với lò vi sóng, bếp từ,
máy hút mùi như tôi đây, hoàn toàn không biết phải xử trí ra sao khi
đứng trước bếp lò cổ đại. Chờ mãi không thấy nồi nóng lên, tôi cho thêm
vài thanh củi, lửa bùng lên đột ngột, tôi lại không biết cách điều
chỉnh, vì bếp củi đâu giống bếp từ! Thịt rang cháy đen. Lúc xào rau, vì
không quen với loại muối thô của người cổ đại, tôi không biết phải nêm
bao nhiêu mới vừa miệng, kết quả, rau xào mặn chát. Chỉ có món canh
trứng là cứu vãn được chút ít vì tôi đã rút đã kinh nghiệm, tuy nhiên
vẫn chưa đạt yêu cầu. Tôi rầu rĩ khi nhận ra rằng, tài nấu ăn của tôi
hoàn toàn nhờ vào dầu ăn, bột nêm - các loại gia vị đã được điều chế sẵn của thời hiện đại. Rajiva chưa bao giờ ăn bữa tối, vì chàng phải tuân
thủ giới luật không ăn uống sau buổi trưa. Nhưng hôm đó, khi về tới nhà
và nhìn thấy bộ dạng lấm lem khói bụi của tôi, chàng cười ha hả khi nghe rõ sự tình. Biết tôi định đem đồ ăn đi trút bỏ, chàng giữ lại, bảo
không được lãng phí, căn dặn Adoly gói lại, để hôm sau chàng mang tới
chùa ăn trưa. Buổi tối hôm sau, chàng trở về với chiếc bát trống không,
tôi xấu hổ không biết giấu mặt đi đâu, chỉ cầu mong sao chàng không bị
đau bụng. Đồng thời, hạ quyết tâm, phải học nấu ăn cho bằng được, vì sức khỏe của Rajiva. Thế là, chị Adoly có thêm một người học việc, những
kiến thức với chị là đơn giản, nhưng người học việc vẫn chăm chỉ, cần
mẫn ghi chép tỉ mỉ.
Sau khi đã đi hết lượt phiên chợ, tôi và Adoly vừa chuyện trò cười
nói vừa tay xách nách mang ra về. Đến cổng nhà, chúng tôi cùng sững lại.
Mấy tên lính của Lữ Quang đang nhởn nhơ tựa lưng bên cổng nhà, thấy chúng tôi, lập tức đứng lên.
Lòng đầy bất an, nhưng
đám lính tỏ ra là họ đang làm việc công, trịnh trọng thông báo với chúng tôi,
quan lớn có lệnh tập trung dân chúng toàn thành tại quảng trường để tuyên
bố những vấn đề qua trọng về an ninh, trị an. Chị Adoly tỏ ra không mấy quan
tâm việc nhà quan đó, càu nhàu mãi: vì sao các vị cứ thích chuyện bé xé ra to, động
một cái là binh đao, khiến người dân chẳng được sống yên ổn. Thời cổ đại không
có phát thanh truyền hình, nên muốn thông báo, tuyên bố điều gì, chỉ có thể tập
hợp dân chúng theo cách này. Nghĩ vậy, tôi cũng bớt lo hơn.
Adoly và tôi xếp đồ
vào trong nhà, rồi theo đám lính trở lại khu chợ. Chợ phiên mới đây còn náo
nhiệt là vậy, thoáng chốc đã khác hẳn. Các sạp hàng đã được thu dọn từ bao giờ,
ngó sang khu vực nhốt gia súc, nào ngựa nào lừa, con nào con nấy lặc lè đồ đạc,
hàng hóa chất ngất trên lưng. Dân chúng toàn thành Subash như thể đều tập trung
tại đây, hàng nghìn người chen chân trên quảng trường. Không ít trong số họ tay
vẫn xách làn, có lẽ họ từ khu chợ đến thẳng đây, chưa kịp về nhà. Tôi không
thấy Bạch Chấn và Lữ Quang trên bục cao phía trước, chỉ có Lữ Soạn và một nhóm
người ở đó.
Tôi cảm thấy có điều
gì không ổn, định bụng rời khỏi đó, nhưng đã bị mấy tên lính đứng sau giữ lại
rồi nói xin thứ lỗi, rồi cứ thế xốc tay tôi kéo về phía khán đài. Chị Adoly kêu
gào phản đối, bị mấy tên lính khác trói lại. Tôi không thể sử dụng súng gây mê
vì rất nhiều người đang có mặt tại đó, biết rằng phản kháng cũng vô ích, tôi
gắng kìm chế, nghiêm mặt, chầm chậm bước về phía Lữ Soạn. Lòng như lửa
đốt, mới yên ổn được có một tuần, Lữ Quang lại muốn giở trò gì nữa đây!
Lữ Soạn sững lại khi
thấy tôi điềm tĩnh bước về phía hắn, vẻ mặt hắn đổi sắc, trở nên khó coi hơn.
Hắn gật đầu ra hiệu
cho đám đông yên lặng, sau đó lớn tiếng: - Thưa bà con, hôm nay tập trung quý
vị tại đây là để chúng ta được cùng nhau chúc mừng đại pháp sư Kumarajiva nhân
dịp ngài kết thúc tuần trăng mật.
Hắn ngừng lại, chờ
người bên cạnh phiên dịch xong, lại tiếp tục:
- Sau hôn lễ, pháp sư
kiên trì giữ vợ yêu trong nhà, nên mọi người chưa có dịp được chiêm ngưỡng dung mạo của phu nhân. Hôm nay, ta mời phu nhân tới đây để
mọi người được thấy mặt, phu nhân hiện đang sống trong căn nhà của pháp sư tại
thành Subash, từ nay xin cậ