
ang qua đây, Ban Siêu cũng từng qua nơi này, từng cho
ngựa uống nước bên sông Khổng Tước vì vậy con sông này còn có một cái tên khác
là sông Ẩm Mã. Sông Khổng Tước bắt nguồn từ hồ Busten, kết thúc ở hồ Lop Lake,
và không nối với bất cứ nhánh sông nào khác. Dòng sông kỳ lạ này là cái nôi sản
sinh ra nền văn minh nghìn năm: văn minh Kroraina (Lâu Lan).
Vào thời đại của
Rajiva, Kroraina đã suy tàn. Khoảng chục năm sau, khi Pháp Hiển – vị cao tăng
thời Đông Tấn trên đường đi Tây Trúc thỉnh kinh, ngang qua đây, chỉ thấy
“trên trời không cánh chim bay, dưới đất không loài động vật, chỉ có xương
trắng dẫn đường chỉ lối”. Tôi hỏi Rajiva, chàng lắc đầu thở dài. Hồi nhỏ chàng
được nghe kể, dòng chảy đổi hướng nên lượng nước dần khan hiếm, muối và khoáng
chất tích tụ. Khí hậu thất thường khiến ôn dịch hoành hành, quá nửa dân số bị
chết. Những người còn sống, buộc phải di cư. Quốc gia cổ đại Kroraina trải ngàn
năm lịch sử đã tan biến trong biến cố hỗn mang… Chúng tôi hướng lên
phía Bắc để tới Yanqi, dọc đường đi là sông Khổng Tước nước xanh trong như một
dải lụa ngọc, hoàn toàn không thể nhìn thấy vùng hạ du của con sông. Cách chỗ
này vài trăm ki lô mét sẽ là thành cổ Kroraina đã bị vùi sâu trong biển cát
trắng mênh mông. Vào thời gian này, ngoài Thiết Môn Quan, nơi đây không hề có
bất cứ thành phố sầm uất nào. Nhưng đến thế kỷ XXI, nơi đây biến thành Korla,
một thành phố công nghiệp được xây dựng nhằm phục vụ cho việc khai thác dầu khí
ở Tarim.
Khi chỉ còn cách Hoàng
thành Yanqi chưa đầy trăm dặm, trong bóng chiều nhá nhem, đoàn chúng tôi tiến
vào một hẻm núi hiểm trở, Lữ Quang hạ lệnh dựng trại nghỉ ngơi. Ngắm nhìn mọi
người hối hả dựng trại chuẩn bị, tôi bàng hoàng nhận ra, một thảm kịch sắp xảy
ra ở đây…
Trong lúc mọi người
tấp nập, bận rộn thì Rajiva hết đăm chiêu nhìn trời, lại ngồi xuống quan sát
đám cỏ hồi lâu, lắc đầu, vẻ lo lắng:
- Mây đen vần vũ, kiến
kéo đàn ra khỏi hang, đêm nay chắc chắn có mưa. Không nên dừng lại ở hẻm núi
này, đoàn quân sẽ rối loạn, phải di chuyển đến nơi cao ráo hơn mới được.
Đứng ngồi không yên,
Rajiva quyết định đến thuyết phục Lữ Quang, tôi ở lại trong lán thu dọn đồ đạc.
Chừng nửa tiếng sau, chàng quay lại, vẻ mặt buồn bã:
- Lữ Quang nói
tướng sĩ đã đi nghỉ, không nên làm phiền họ.
Chàng thở dài ngao
ngán, rồi tròn xoe mắt nhìn tôi:
- Ngải Tình, nàng làm
gì vậy?
Tôi tủm tỉm cười, buộc
chặt gói hành lý:
- Thu dọn để có thể
thoát thân bất cứ lúc nào. Đêm nay sẽ có mưa to, nước sẽ dâng cao hàng mấy
trượng trong hẻm núi này.
- Ngải Tình, nàng biết
mọi chuyện, phải không?
Chàng xoay vai tôi
lại, ánh mắt nghiêm nghị quan sát vẻ mặt tôi. Tôi lè lưỡi tinh nghịch đáp lại.
- Ngải Tình, tính mạng
con người quan trọng hơn hết thảy, sao nàng có thể thờ ơ, thấy chết mà không
cứu?
Chàng buông tay khỏi
vai tôi, giọng trách móc:
- Đã biết đêm nay sẽ
có mưa to, sao có thể chỉ nghĩ đến bản thân mình được!
Sử sách chép rằng,
trận mưa này sẽ nhấn chìm hàng nghìn người, mỗi khi đọc tới đoạn sử này, tôi
không khỏi xót xa. Nhưng… tôi ngập ngừng:
- Rajiva, không phải
em không muốn cứu họ, nhưng em không muốn sự can thiệp của mình sẽ làm thay đổi
lịch sử. Mỗi người đều có mệnh số của mình. Nếu em…
- Ngải Tình!
Chàng ngắt lời tôi, vẻ
mặt nghiêm nghị:
- Vậy còn sự xuất hiện
của nàng thì sao? Một người từ tương lai hơn một nghìn năm sau bước vào cuộc
đời ta, nhưng số mệnh của ta vẫn diễn ra đúng như lịch sử đã chép đó thôi.
Chàng ngoảnh đầu nhìn
ra bầu trời đang dần tối lại ngoài kia, đôi mày thanh tú trĩu nặng:
- Tóm lại, bất luận
kết quả ra sao, ta quyết không mặc nhiên ngồi yên một chỗ. Tính mạng con người
là thứ quý giá nhất trên đời, lịch sử chỉ là những lời bình luận của người đời
sau, không đáng để ta phải lo sợ.
- Em hiểu rồi.
Tôi gật đầu cả quyết,
gạt qua mọi vướng bận, nắm lấy tay chàng:
- Lữ Quang chắc chắn
không chịu nghe lời chàng. Chúng ta phải tìm một người thấu tình đạt lý. Rajiva, chàng hãy đi gặp Đỗ Tấn, ông ta là người duy nhất trong số các tướng lĩnh
của Lữ Quang hiểu chuyện. Em sẽ đến từng lán trại, nhắc nhở mọi người đêm nay
không được ngủ, và phải chuẩn bị sẵn sàng để có thể xuất phát bất cứ lúc nào.
Đôi mày thanh tú đã
thôi nhíu lại, chàng mỉm cười, gật đầu với tôi:
- Ngải Tình, cảm ơn
nàng…
-
Chúng ta là vợ chồng kia mà!
Tôi
nắm lấy tay chàng, cùng bước ra ngoài lán:
-
Thay đổi lịch sử thì sao, em chỉ muốn làm những việc mà một con người có lương
tri cần phải làm trong tình cảnh này.
Đúng
như chúng tôi dự đoán, Lữ Quang bỏ ngoài tai ngay cả lời khuyên can của Đỗ Tấn.
Tôi và Rajiva chỉ còn
cách chia nhau đến từng lán trại nhắc nhở mọi người. Có quá nhiều người, có quá
nhiều hành lý, và phần lớn họ vẫn còn bán tính bán nghi, chúng tôi phải mất rất
nhiều thời gian và công sức để khuyên giải họ. Cũng may Đỗ Tấn tin lời Rajiva,
đã âm thầm truyền lệnh cho các tướng sĩ phải phối hợp với mọi người thực hiện
công tác chuẩn bị.
Lúc tôi bước ra khỏi
lán trại cuối cùng, đã là nửa đêm, gió rít ầ