
nhìn chàng. Chàng dịu
dàng tươi cười, cài chiếc trâm ngọc lên tóc tôi.
-
Chúc mừng sinh nhật!
Chàng
ghé sát vào tai tôi, khe khẽ hát. Giai điệu lệch lạc, nhưng vẫn có thể nhận ra
đó là bài hát chúc mừng sinh nhật mà 23 năm trước tôi đã dạy chàng và Pusyseda.
Giọng hát êm ái của chàng khiến tôi mê đắm, tựa hồ làn sóng dặt dìu làm dịu mát
tâm hồn tôi.
-
Nàng đã kìm nén rất khổ sở rồi. Chàng hát xong, ôm tôi vào lòng: - Muốn khóc,
hãy khóc đi.
Trong vòng tay ấm áp của
chàng, tôi bật khóc nức nở.
Khoảng
đất rộng bên ngoài cổng thành phía Đông không còn chỗ trống. Trên lưng hơn mấy
vạn chú lạc đà là chất chồng những món đồ quý giá, ngoài ra còn hơn một vạn con
ngựa quý Tây vực, hàng trăm nghìn các con vật kỳ dị quý hiếm mà Trung Nguyên
không có. Hơn sáu vạn tướng sĩ, hơn năm nghìn kỵ binh, hơn một vạn nghệ nhân,
nhạc công, vũ nữ nổi tiếng của Khâu Tử. Phóng tầm mắt ra phía trước, thấy người,
ngựa, hàng hóa phủ kín cả mặt đất. Bạch Chấn dẫn đầu đoàn đưa tiễn gồm các
thành viên của hoàng thất và quan lại Khâu Tử, Pusyseda đứng phía sau nhà
vua, không mặn mà chào hỏi đám quan chức người Đê, mà dồn sự tập trung chú ý
vào tôi và Rajiva.
Tối qua, cậu ta cùng
Hiểu Huyên và bọn trẻ đã đến chia tay chúng tôi, ai nấy đều khóc. Hai anh em họ
ôm nhau lần đầu tiên trong đời, buồn thay lại là vào thời khắc chia ly. Vợ
chồng Pusyseda sửa soạn cho chúng tôi rất nhiều đồ dùng và ngân lượng, chất đầy
xe ngựa.
Bạch Chấn chào tạm
biệt Lữ Quang một cách khách sáo, chợt từ trong đoàn người đưa tiễn, rất nhiều
các nhà sư vai đeo hành lý, lao về phía Rajiva.
- Thầy ơi, hãy
cho chúng con đi theo người! Hàng trăm nhà sư kêu khóc thảm thiết. Thực ra,
không phải chỉ có một trăm nhà sư này muốn đi theo Rajiva. Mấy ngày trước, đã
có hàng nghìn các nhà sư từ chùa Tsioli, chùa Cakra, chùa Kỳ lạ và từ các ngôi
chùa khác bên ngoài Khâu Tử cùng kéo về hoàng cung, cầu xin Rajiva đưa họ đi
theo. Rajiva đề nghị với Lữ Quang, nhưng đã bị từ chối thẳng thừng. Rất dễ đoán
biết tâm tư của Lữ Quang, ông ta vốn không tín Phật, đưa các nhà sư đi theo,
không có lợi gì, lại tốn lương thực. Thêm vào đó, hàng nghìn nhà sư chỉ nghe
lời một mình Rajiva, nếu trên đường xảy ra biến cố, ông ta sẽ gặp phiền phức.
Sở dĩ, Lữ Quang đưa Rajiva đi cùng là vì ông ta chưa xác định được tình hình
của Phù Kiên. Nếu Phù Kiên vượt qua khó khăn, trở lại vị thế cũ, ông ta sẽ dâng
Rajiva làm quà cho Phù Kiên.
Rajiva hiểu rõ toan
tính của Lữ Quang, mấy ngày trước khi lên đường, chàng đã phải vất vả khuyên
giải các nhà sư. Cứ ngỡ đã thuyết phục được họ ở lại, nào ngờ hôm nay vẫn còn
nhiều nhà sư kiên trì đến vậy. Nhận thấy ánh mắt hằn học của Lữ Quang, Rajiva
vội vàng bước tới khuyên giải, cuối cùng các nhà sư đành ra về trong nước mắt.
Một tiếng roi ngựa vút
lên, đội xe đi đầu chuyển bánh, đoàn người đưa tiễn kêu khóc thảm thiết.
Rajiva nắm tay tôi bước tới chào từ biệt gia đình Pusyseda, nét mặt buồn thảm.
Chàng hít một hơi thật sâu, ngẩng đầu lên nhìn bầu trời xanh của Khâu Tử,
như thể muốn lưu lại khoảng trời đất này mãi mãi trong trí nhớ. Tôi đọc thấy
trong mắt chàng nỗi luyến lưu, bịn rịn mà xót xa. Tôi cúi xuống, nắm lấy một
nắm đất, gói vào khăn tay, đưa cho chàng: - Đây là đất của Khâu Tử, mang theo
bên mình, chàng sẽ được nhìn thấy quê hương.
Rajiva đón lấy, ngắm
nhìn một hồi, trịnh trọng gói lại, đặt vào trong áo. Sau đó, chúng tôi lên xe
ngựa. Khi xe lăn bánh, tôi vén rèm cửa, cùng chàng nhìn theo Pusyseda đang bần
thần ngóng theo trong làn gió đầu xuân se lạnh. Vạt áo cậu tung bay bồng bềnh
trong gió. Bóng dáng cao lớn xa khuất dần, cuối cùng lạc vào giữa những đốm đen mờ ảo. Nước mắt nhạt nhòa, vĩnh biệt Pusyseda, tôi sẽ nhớ cậu mãi
mãi, cảm ơn cậu…
Khuôn ngực ấm áp của
chàng đỡ lấy tôi, chàng vòng tay qua eo tôi, ánh mắt long lanh. Tôi xoay người
lại, ôm lấy chàng, để những giọt nước mắt thương nhớ cố hương và người thân của
chàng được tuôn rơi lần cuối cùng trong đời. Xe ngựa đưa chúng tôi đi về vùng
đất của những đau thương chồng chất, gây ra bởi những cuộc chiến tranh tàn
khốc. Từ đây, số mệnh của chúng tôi sẽ gắn liền với Trung Nguyên.
Vào thời đại này, nếu
đi xe ngựa, thông thường có thể vượt qua ba mươi dặm mỗi ngày. Nhưng vì đoàn người ngựa của chúng tôi quá lớn: hai vạn lạc đà, sáu vạn bộ binh,
nên tốc độ đã giảm đi rất nhiều, chúng tôi chỉ đi được mười lăm dặm mỗi ngày.
Chả trách, phải mất nửa năm trời đoàn chúng tôi mới đến được Guzang. Chúng tôi
đang đi trên đoạn đường phía Nam của con đường tơ lụa huyền thoại, dọc theo
lòng chảo Tarim. Con đường này vẫn tồn tại cho đến thời hiện đại, và trở thành quốc
lộ 314, bắt đầu từ Tuokexun, kéo dài đến cửa khẩu Khunjerab, giáp biên giới
Pakistan, chặng cuối chạy đến tận Ấn Độ. Đây chính là con đường đi Tây Trúc
thỉnh kinh của Trần Huyền Trang.
Một làn khói thẳng
mong manh
Chiều buông, trời vẫn
tròn vành trên sông[1'>.
[1'> Bài thơ “Sứ chí
tái thượng” (Dịch nghĩa: Ra biên ải) của Vương Duy.
Dọc đường, tôi được
chiêm ngưỡng cảnh qu