
tôi nói với
Rajiva:
- Rajiva, chàng phải
khuyên ông ta trở về Trung Nguyên.
Sử sách chép rằng, Lữ
Quang nghe lời khuyên của Rajiva mới quay về Trường An. Nhưng tôi không cho
rằng Rajiva có sức ảnh hưởng lớn đến ông ta đến thế. Mâu thuẫn giữa họ không dễ
xóa bỏ nhanh chóng như vậy. Lữ Quang chần chừ, phần vì ông ta muốn có thêm thời
gian vơ vét của cải của Khâu Tử, phần vì muốn quan sát tình hình ở Trung
Nguyên. Ông ta quay về, không phải vì sợ uy Phù Kiên, mà vì muốn chiếm một vùng
đất sau khi Đế quốc Tiền Tần tan rã. Các quốc gia ở Tây vực giống như những ốc
đảo nhỏ giữa vùng hoang mạc khắc nghiệt, thực lực yếu ớt, muốn chiếm cứ và quản
lý cả vùng Tây vực, ông ta sẽ phải bỏ ra rất nhiều công sức. Trong khi các vùng
đất ở Trung Nguyên lại rộng lớn, màu mỡ, dễ dàng thiết lập và củng cố chính
quyền. Thêm vào đó, binh lính của ông ta đều là người Quan trung, xa nhà đã
lâu, ai nấy đều mong quay về. Bởi vậy, sau khi cân nhắc thiệt hơn, Lữ Quang
nhận thấy quay về vẫn là thượng sách. Chỉ cần Rajiva và Đỗ Tấn cùng tác động,
chắc chắn Lữ Quang sẽ sớm đưa ra quyết định.
- Ta hiểu. Nếu ông ta
ra đi, đó là may mắn của Khâu Tử.
Chàng ngắm nhìn những
bông tuyết trắng ngút bên ngoài cửa sổ với ánh mắt lưu luyến. Vài tháng nữa,
chàng sẽ phải rời xa quê hương, không hẹn ngày trở về. Tôi đan tay mình vào tay
chàng, dựa đầu vào vai chàng, cùng chàng lắng nghe tiếng tuyết rơi ào ạt ngoài
kia. Đây là lần cuối cùng chúng tôi được ngắm nhìn khung cảnh tuyệt đẹp này.
Tết Nguyên đán của
người Hán, Lữ Quang tổ chức rất náo nhiệt. Người Đê bị Hán hóa đã lâu, nên phong
tục tập quán không khác gì người Hán. Đèn hoa chăng kết khắp nơi trong hoàng
cung. Đêm giao thừa, chúng tôi được mời đến đại diện tham dự yến tiệc. Lữ Quang
tuyên bố sang xuân sẽ khởi hành về Trung Nguyên, tướng sĩ hoan hô vang dội. Ông
ta quay sang Rajiva, nói rằng Thiên vương Đại Tần có lời mời pháp sư đến Trường
An thuyết pháp. Rajiva bình thản gật đầu. Khi màn trình diễn ca múa hát bắt
đầu, Lữ Quang không cho phép Rajiva ra về, chỉ đồng ý để chàng uống trà thay
rượu. Đến tận nửa đêm, khi pháo hoa rợp trời, yến tiệc mới kết thúc, vậy là năm
385 sau Công nguyên đã đến. Biến cố lịch sử lớn nhất trong năm này là cái chết
của Phù Kiên. Cùng với kết cục đó, vùng đất Trung Nguyên chuyển sang một thời
kỳ mới.
Cũng trong năm 385 sau
Công nguyên, “người đồng tính” Mộ Dung Xung xưng đế, lập nước Tây Yên. Nhưng vì
chính quyền rối ren, không lâu sau đã sụp đổ, nên Tây Yên không được liệt vào
danh sách các nước nhỏ thời Thập lục quốc.
Cũng vào năm này, vị
vua đầu tiên của nhà Hậu Tần – Diêu Trường đã giết chết Phù Kiên, tấn công Mộ
Dung Xung ở Trường An. Năm kế tiếp Diêu Trường chiếm cứ và biến Trường An thành
kinh đô của nhà Hậu Tần, cho tới khi Lưu Dục tiến hành cuộc Bắc phạt, tiêu diệt
Hậu Tần.
Cũng năm này, Khất
Phục Quốc Nhân – người Sabir ở Lũng Tây lập nên chính quyền ở vùng đất mà nay
là phía Nam Cam Túc và phía Bắc Thanh Hải. Nhưng vì thế lực nhỏ bé, phải phụ
thuộc vào các quốc gia lớn hơn, nên chỉ dám xưng hiệu là Thiền vu, Đô đốc, Tần
vương. Sử gọi là nước Tây Tần.
Cũng năm này, trên
thảo nguyên Nội Mông xuất hiện một nhân vật anh hùng. Bộ lạc Thác Bạt
(thuộc tộc người Sabir), dưới sự lãnh đạo của Thác Bạt Khuê (lúc này mới mười
sáu tuổi) đã lập ra nhà Bắc Ngụy. Năm 439 sau Công nguyên, Bắc Ngụy tiêu diệt
Bắc Lương – tiểu quốc cuối cùng của thời Thập lục quốc. Miền Bắc Trung Quốc,
sau 135 năm chiến tranh loạn lạc, cuối cùng đã được thống nhất, mở ra thời kỳ
Nam Bắc triều kéo dài 150 năm lịch sử, cho đến khi nhà Tùy thống nhất Trung
Quốc.
Tôi cùng Cầu Tư và
Vịnh Tư chơi trò đắp người tuyết ở sân sau. Hai đứa trẻ được quấn bọc trong
những bộ quần áo dầy bịch, ấm áp, khuôn mặt tròn xoe, hai má đỏ hây hây, đáng
yêu vô cùng. Đắp người tuyết chán lại đến trò oẳn tù tì, ai thua sẽ phải bịt
mắt bắt dê. Tiếng cười lanh lảnh vang khắp sân vườn. Tôi vờ thua, bịt mắt giả
làm ngáo ộp, hai nhóc con chơi đùa thỏa thích.
- A, bắt được rồi!
Không phải, thân
hình này chắc chắn không phải trẻ con. Kéo khăn bịt mắt xuống, Pusyseda cười
rạng rỡ trước mặt tôi.
- Ngải Tình, chị vẫn
ngốc nghếch giống hệt hơn hai mươi năm trước.
Một cục tuyết rơi
trúng cậu ta, không phải tôi ném đâu, mặc dù tôi rất muốn. Cầu Tư cười ha ha,
chạy biến, đến lượt Pusyseda bịt mắt làm ngáo ộp. Lúc sau, hai đứa trẻ mồ hôi
nhễ nhại, Pusyseda gọi người hầu đưa chúng đi thay quần áo.
Tôi nhìn theo hai đứa
trẻ, thở dài:
- Ước gì tôi cũng có
những đứa trẻ đáng yêu thế này.
- Nếu lúc đầu chị đồng
ý lấy tôi, thì chúng đã là con trai và con gái của chị rồi.
Tôi giật mình ngẩng
lên, bắt gặp ánh mắt đùa cợt tinh quái của cậu ta, vẻ điển trai ấy vẫn khiến
người đối diện phải ngạt thở. Tôi hơi bàng hoàng, dường như được thấy lại
Pusyseda của ngày xưa, lúc cậu ta nói với tôi: Chị có muốn chồng mình là một
người thường không? Thấy tôi không lên tiếng, cậu ta hắng giọng,
khẽ nói: - Vào nhà đi, mồ hôi ra, dễ cảm lạnh lắm!
Hiểu Huyên đang ngồi
bê