
húa Wusun khi xưa, nhưng nơi đây không thiếu thốn thứ gì cả
và còn có cung nữ phục dịch. Nhưng điều quan trọng là chúng tôi được tự do hơn
trước đây. Lữ Quang viện cớ muốn nghe thuyết giảng Phật pháp, buộc Rajiva ngày
ngày kề cận bên ông ta. Rajiva giống như một vị cố vấn, ngày nào cũng túc trực
bên Lữ Quang, nên không thể tham gia bất cứ hoạt động nào của chùa Cakra.
Nghe
Rajiva than vãn về công việc chính sự nhàm chán hàng ngày của mình, tôi chợt
hiểu ra mục đích của Lữ Quang. Ông ta không còn muốn chèn ép Rajiva, cũng
không còn giữ ý đồ lợi dụng biến chàng trở thành “cơ quan ngôn luận” của ông ta
nữa. Nhưng lòng nhiệt thành với ý tưởng và tôn giáo của chàng khiến ông ta lo
ngại. Chùa Cakra chỉ cách thành Khâu Tử chừng bốn mươi dặm. Số lượng tăng sĩ và
dân chúng trong thành cộng lại cũng đến hàng vạn người. Như vậy có nghĩa là,
chỉ cần Rajiva lên tiếng kêu gọi, sẽ có một lượng không hề nhỏ bé ủng hộ chàng. Vì vậy, Lữ Quang không yên tâm để chàng tự do tự tại ngoài tầm kiểm soát
của ông ta. Ông ta muốn Rajiva luôn ở cạnh mình để dễ bề kiểm soát. Tôi nói với
Rajiva, kẻ nắm quyền lực xưa nay vẫn vậy. Vua chúa trong lịch sử đều không muốn
các bậc cao tăng có sức mạnh hiệu triệu an cư tại những nơi mà nhà vua không
thể kiểm soát, như những vùng núi đồi xa xôi, hẻo lánh. Vì rất có thể, khi số
lượng tín đồ trở nên đông đảo, có kẻ nuôi dã tâm làm phản thì sao? Đường Thái
Tông tin yêu Trần Huyền Trang là thế, vậy mà khi đại sư đã luống tuổi, muốn tới
chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn an cư và dịch thuật kinh Phật, vua Đường đã từ chối
thẳng thừng. Đây là một minh chứng rõ nét cho chủ nghĩa cá nhân cực đoan của
các bậc đế vương.
Rajiva
chìm trong suy tư hồi lâu. Cuộc sống an nhiên tự tại, muốn gì được nấy trước
đây khiến Rajiva xem thường quyền lực thế tục. Thực ra, cho đến lúc này, chàng
vẫn chưa nhận ra, tôn giáo vĩnh viễn không thể thoát ra khỏi sự ràng buộc của
quyền lực thế tục. Thế lực lớn mạnh của giáo đường Roma thời kỳ Trung thế kỷ
lan tỏa khắp châu Âu, khiến tôn giáo này nghiễm nhiên trở thành sức mạnh thống
trị của châu Âu. Thế nhưng, hoàng tộc các tiểu quốc châu Âu không chịu
khuất phục, đã dấy lên các cuộc cải cách tôn giáo. Nổi bật nhất là cuộc cải
cách tôn giáo của vua Henry VIII ở nước Anh. Ngài đã tự lập ra một tôn giáo và
đặt làm quốc giáo, tuyên bố khai trừ Giáo Hoàng Roma ra khỏi danh sách
nhà lãnh đạo các tôn giáo. Cuộc đấu tranh giữa tôn giáo và quyền lực thế tục đã
diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử châu Âu thời kỳ Trung thế kỷ. Kết quả, tôn
giáo đã phải lùi bước, trở thành công cụ thống trị tinh thần và phụ thuộc vào
các vương triều.
Sau
khi Lữ Quang công phá Khâu Tử, Rajiva đã bảo vệ mọi thứ bằng cả tính mạng và sự
tôn nghiêm của mình, nhưng trong cuộc đối đầu kịch liệt với nhà cầm quyền ấy,
thực tế là chàng luôn rơi vào thế yếu. Mặc dù thế sự hỗn loạn đã tác hợp cho
chúng tôi nên duyên, nhưng xét ở một góc độ khác, rõ ràng, đó chính là sự thất
bại thảm hại của tôn giáo. Nhưng tôi không muốn giải thích cho chàng những lý
luận kinh tế chính trị học này. Vì giả như chàng hiểu và chấp nhận những lý
thuyết này đi nữa, tôi cũng không nên để tư tưởng của thời hiện đại ảnh hưởng
đến chàng. Nhưng tôi tin, chàng sẽ nhận ra chân lý này, bởi vì khi Diêu Hưng
xuất hiện, chàng đã biết tận dụng sự trợ giúp của sức mạnh thế tục để hoàn
thành sứ mệnh của mình. Có điều, phải mất mười bảy năm trăn trở, mười bảy năm
đằng đẵng trôi trong vô nghĩa ở Guzang, chàng mới nhận ra chân lý này. Như thế
có phải là rất đáng buồn hay không? Hay ta hãy xét ở góc độ lạc quan, và xem
mười bảy năm đó là khoảng lặng cần thiết, để chuẩn bị cho hành trình vinh quang,
sáng lạn nhất trong cuộc đời chàng diễn ra sau đó?
Tôi
tựa vào vai chàng, ước gì có thể truyền cho chàng sức mạnh. Dù ngày mai
có ra sao, mười bảy năm có em ở bên, mong rằng chàng sẽ hạnh phúc.
-
Cô Ngải Tình! Không đúng, phải gọi là công chúa mới phải.
Tôi
quay lại, nhận ra Đoàn Nghiệp trong bộ áo lông cừu, đang bước thấp bước cao
tiến về phía tôi. Lúc này, tôi đã ra khỏi cung và đang trên đường đến phủ quốc
sư thăm hai đứa nhỏ. Đoàn Nghiệp bước đến, cúi chào và niềm nở:
-
Đã lâu không gặp, công chúa trông tươi tắn hơn trước rất nhiều.
Tôi
vội đáp lễ. Ông ta hôm đó cũng theo Lữ Quang đến chùa Cakra, nhưng chỉ nhận ra
tôi sau khi chúng tôi trở lại thành Khâu Tử. Lối sống của người Khâu Tử khá cởi mở, hoàng
cung không có quá nhiều quy tắc nghiêm ngặt. Bởi vậy, tướng lĩnh của Lữ Quang
đều được phép ra vào cung. Khi ông ta và Đỗ Tấn chạm mặt tôi, Đỗ Tấn đã nói với
ông ta, tôi chính là công chúa Khâu Tử được gả cho đại pháp sư Kumarajiva, Đoàn
Nghiệp vô cùng bất ngờ.
- Công chúa, trời đông
giá rét, ta có thể mời công chúa một chén rượu ấm, được không?
Đoàn Nghiệp chỉ tay
vào một quán rượu ven đường, dùng ánh mắt ra hiệu cho tôi. Tôi gật đầu, được
thôi, tôi cũng đang muốn tìm hiểu một số thông tin từ ông ta.
Đoàn Nghiệp chọn một
buồng riêng, chúng tôi bảo người phục vụ đứng chờ ở bên ngoài. Khi chỉ còn