Đức Phật Và Nàng

Đức Phật Và Nàng

Tác giả: Đang cập nhật

Thể loại: Truyện ngôn tình

Lượt xem: 329435

Bình chọn: 8.00/10/943 lượt.

c này, tôi không thể phá hoại nó. Tôi

đưa mắt ra ngoài cửa, chiếc ba lô của tôi giờ này đang nằm đâu đó trong phòng

đồ đạc, đồng hồ vượt thời gian và áo chống tia phóng xạ cũng đều ở đó. Nhiều

lần muốn vứt bỏ những thứ chứa phóng xạ ấy đi, nhưng tôi lại nhớ tới lời căn

dặn của sếp. Chần chừ, do dự, cuối cùng tôi vẫn chẳng thể gỡ bỏ mối dây liên hệ

với thế kỷ XXI. Tôi chỉ có thể giấu chiếc ba lô ấy ở một nơi càng khuất tầm

nhìn của mình càng tốt và cầu mong rằng, cả đời này tôi sẽ không phải dùng đến

nó nữa.

- Đang nghĩ gì mà ngơ

ngẩn vậy?

Chàng nghiêng người,

nằm sát bên tôi, bàn tay ve vuốt mái tóc tôi, ánh mắt yêu chiều, dịu dàng. -

Còn một cách khác có thể giúp tránh thai. Tôi giải thích cho chàng hiểu các

khái niệm thời kỳ rụng trứng, thời kỳ an toàn. Chàng lắng nghe chăm chú, tìm

hiểu cặn kẽ kiến thức sinh lý của thời hiện đại, và không ngừng tán thưởng trí

tuệ vượt trội của con người một nghìn năm sau. Tôi thầm vui mừng, vậy là chàng

đã dần chấp nhận hiện thực, rằng chàng có một người vợ đến từ tương lai.

Những ngày tháng hạnh

phúc êm đềm khiến chúng tôi tạm gác qua một bên mọi phiền não. Tài nghệ bếp núc

của tôi đã tiến bộ đáng kể. Rajiva thường xuyên mang cơm hộp tôi chuẩn bị

cho chàng tới chùa. Sau khi đã học được cách nấu ăn của người cổ đại, tôi tiếp

tục học hỏi cách họ giặt giũ quần áo. Không máy giặt, không bột giặt, không

nước xả vải, chỉ có bánh xà phòng, tấm gỗ chà quần áo và chiếc chày gỗ. Lần đầu

tiên theo chị Adoly ra sông Tongchang giặt giũ, vì không biết sử dụng chiếc

chày gỗ, tôi khom lưng, khuỳnh chân trong tư thế Võ Tòng đánh hổ, thiếu chút

nữa là đập rách cả quần áo, điệu bộ ấy khiến các chị em có mặt bên sông lúc đó

cười vang.

Giặt giũ xong, trên

đường về nhà, ai nấy gặp tôi đều có ý né tránh. Tôi tự an ủi, không sao, không

cần để ý người khác nghĩ gì về mình. Tôi vươn thẳng lưng, ngẩng cao đầu, bước

đi. Bỗng, một người phụ nữ chặn tôi lại khiến tôi giật thót tim. Chị ta đặt vào

tay tôi một bó rau, ngập ngừng nói:

- Thưa công chúa, rau

này tôi vừa hái. Pháp sư cầu phúc chữa bệnh cho con tôi, lòng từ bi của ngài đã

cứu sống nó. Nhà tôi nghèo, không có của nả gì để đền ơn pháp sư, mong công

chúa nhận lấy bó rau này. Cầu chúc công chúa và pháp sư được bình an, may mắn!

Tôi đón lấy bó rau

xanh non, vẫn còn đọng nước trong nỗi ngạc nhiên vô hạn. Đây là lần đầu tiên

tôi nhận được lời chúc phúc từ người lạ, trong lúc bối rối, tôi chỉ biết cảm

ơn. Về đến nhà, tôi cứ ngẩn ngơ ngồi nhìn bó rau, mãi cho tới khi Rajiva trở

về. Tôi hớn hở kể lại cho chàng nghe câu chuyện về bó rau, nghe xong, chàng chỉ

khẽ mỉm cười, rồi chìm vào suy tư.

Ngày hôm sau, chàng về

nhà sớm hơn mọi khi. Tôi đang học làm bánh với chị Adoly ở trong bếp. Chàng kêu

tôi lau rửa sạch sẽ bột mì phủ đầy trên tay, trên mặt, thay quần áo khác, nhưng

không nói để làm gì. Sau khi đã gọn ghẻ, tinh tươm trong bộ đồ mới, tôi vẫn

đang băn khoăn thì chàng kéo tôi ra phố. Tôi hoàn toàn bất ngờ và kinh ngạc,

đây là lần đầu tiên chúng tôi cùng nhau ra phố, và lại còn tay trong tay nữa

chứ! Tôi muốn rút tay ra, nhưng chàng càng nắm chặt hơn. Chàng tươi cười nhìn

tôi, nụ cười tựa gió xuân trong lành, nỗi xúc động rưng rưng trào dâng trong

lòng tôi, tôi vươn thẳng người, mỉm cười đáp lại chàng. Chúng tôi dắt tay nhau,

bước vào các con phố trong thành Subash.

Bất cứ ai nhìn thấy

chúng tôi cũng đều không giấu nổi vẻ kinh ngạc. Rajiva niềm nở chào hỏi mọi

người như thường ngày với thái độ khiêm nhường, kính cẩn và phong

thái cao đạo. Bao năm làm trụ trì chùa Cakra, chàng hầu như quen biết tất cả

người dân trong thành Subash. Chàng đưa tôi đến từng nhà chào hỏi, chúng tôi

như thể đôi vợ chồng son dắt tay nhau đi dạo sau bữa tối vậy. Thái độ ngượng

ngập, khó xử ban đầu đã dần dà được thay thế bởi sự hòa nhã, cởi mở và đón

nhận. Ngày càng nhiều người bắt chuyện với chúng tôi, gọi tôi là “công chúa”.

Trên đường, chúng tôi gặp không ít các nhà sư, tuy lúc ngang qua, họ nhìn tôi

với vẻ kinh ngạc, nhưng vẫn chắp tay cúi đầu Rajiva. Rajiva điềm nhiên chào lại

họ và kiên trì yêu cầu từng tăng sĩ gọi tôi là “sư mẫu”. Lúc chúng tôi ra về,

trời đã nhá nhem tối, trên tay đầy lương thực và đồ dùng. Tất cả đều là của bà

con gửi biếu, muốn từ chối cũng không được.

Kể từ đó, mỗi lần ra

khỏi nhà, tôi không còn bị ghẻ lạnh, coi thường nữa. Ngày nào cũng có người tới

nhà chơi, tặng quà, trò chuyện. Tuy không quen với sự tò mò của những người dân

này, nhưng được họ đón nhận là tôi vui mừng rồi. Rajiva đọc sách dưới ánh đèn

dầu. Tôi ôm giỏ kim chỉ ngồi cạnh chàng. Đặt một tờ giấy tốc ký xuống dưới đất,

nhắc chàng cởi giầy, rồi đặt chân lên, dùng bút chì phác họa bàn chân chàng. Mấy ngày sau, chị Adoly đã dạy tôi cách khâu giày vải, làm tấm lót. Tập

giấy tốc ký của tôi giờ đã có thêm tác dụng mới. Trong giỏ đồ may vá là chiếc áo

bị rách một miếng nhỏ ở khuỷu tay, chàng nằng nặc muốn giữ lại. Vẽ xong cỡ

giày, tôi trở về chỗ ngồi bên cạnh chàng, cắt một miếng vải đồng màu, vá lại

tay áo cho chàn


Polaroid