
lại
hai người, Đoàn Nghiệp hạ thấp giọng:
- Công chúa, Trường An
đã bị Mộ Dung Xung bao vây. Thiên vương không tìm ra cách đối phó, cùng lúc gửi
bốn lệnh triệu hồi Lữ tướng quân lập tức về kinh.
Tôi ngẩng lên nhìn ông
ta, im lặng. Sách “Tấn thư” viết rằng, Mộ Dung Xung là “người đồng tính”, là
con trai út của Hoàng đế Tiền Yên – Mộ Dung Tuấn. Nhà Tiền Yên bị Phù Kiên tiêu
diệt, năm mười hai tuổi, Mộ Dung Xung theo chị gái là công chúa Thanh Hà vào
sống trong hậu cung của Phù Kiên, hai chị em đều được Thiên vương Phù Kiên rất
mực sủng ái. Vương Mãnh nhiều lần khuyên ngăn, Phù Kiên mới đồng ý đưa Mộ Dung
Xung ra ngoài cung, cho làm Thái thú Bình Dương.
Đoàn Nghiệp cười mỉa
mai:
- Tên mọi trắng Mộ
Dung này có biệt danh là Phượng Hoàng. Ngày trước, trong thành Trường An người
ta hay kháo nhau về lời sấm truyền: “Chim phượng hoàng xuất hiện ở thành A
Phòng”. Thiên vương nghĩ đó là điềm may mắn, đã cho trồng mấy chục vạn cây ngô
đồng và tre trúc để chờ chim phượng hoàng tới. Điều đáng nực cười là, Mộ Dung
Xung đã đánh bại quân của Thiên vương ngay tại thành A Phòng, như
thế chẳng phải lời sấm truyền kia đã ứng nghiệm hay sao? Thiên vương xem nhẹ
lời khuyến cáo của Vương Cảnh Lược[1'>, dung túng cho bọn người Sabir[2'> nên mới có kết cục như hôm nay.
[1'> Vương Mãnh, chữ là
Cảnh Lược.
[2'> Dân tộc thiểu số
thời cổ, ở vùng Đông Bắc, Nội Mông, Trung Quốc.
Tộc người Sabir khác
với tộc người Hán, họ có nước da trắng như trứng gà bóc, lúc nào cũng tươi
cười, khỏe khoắn. Hoàng thất Mộ Dung toàn là những vương tử điển trai,
công chúa kiều diễm, người Đê gọi họ là bọn mọi trắng. Mộ Dung mới chừng hai
mươi lăm tuổi, dẫn đầu một đội quân ô hợp, nhưng lực lượng của Phù Kiên lúc này
đã suy yếu, nên mới bị dồn đuổi khỏi Trường An. Trên đường trốn chạy, Phù Kiên
bị Diêu Trường (thuộc tộc người Khương) bắt. Và tháng năm năm 385 sau Công
nguyên, người hùng bi kịch của thời kỳ Thập lục quốc – Phù Kiên đã bị giết bởi
kẻ tiểu nhân giậu đổ bìm leo – Diêu Trường. Còn người đàn ông “nhan sắc” khuynh
nước khuynh thành – Mộ Dung Xung, sau khi đánh chiếm Trường An, đã dung túng
cho binh lính giết người cướp của, gây bao tội ác tày trời, biến vùng đất kinh
kỳ trù phú, sầm uất thành địa ngục A Tỳ. Mộ Dung Xung không dám quay về quê cũ
vì sợ thế lực lớn mạnh của người chú ruột Mộ Dung Thùy. Xưng đế chưa đầy một
năm, Mộ Dung Xung bị thuộc hạ giết chết, khi ấy ông ta mới hai mươi bảy tuổi.
Chuỗi biến cố lịch sử
kinh thiên động địa ấy đang diễn ra ở cố đô Trường An, cách tôi cả ngàn dặm,
mỗi khi nghĩ đến, tôi không khỏi xúc động rưng rưng. Nhưng vì sao Đoàn
Nghiệp lại nói với tôi những điều này?
Như đoán được nỗi băn
khoăn trong mắt tôi, Đoàn Nghiệp tiếp tục hạ giọng, nói:
- Lữ tướng quân vẫn
chần chừ chưa quyết. Nếu quay về trong bối cảnh Trường An đang bị vây
khốn bởi người Sabir và người Khương như hiện nay, sẽ rất nguy hiểm. Vả lại, có
quay về cũng chỉ hao binh tổn tướng, chẳng thể lật ngược thế cờ, nên tướng quân
không cam lòng. Nhưng nếu không quay về, một khi vượt qua được kiếp
nạn này, Thiên vương ắt sẽ truy xét tội trạng, tướng quân khó thoát khỏi tội
chết.
- Vậy, Đoàn đại nhân
mong tôi giúp gì cho ngài?
Tôi điềm tĩnh nhấp một
ngụm trà nóng. - Nay pháp sư ngày ngày túc trực bên tướng quân, nếu có thể, xin
pháp sư mượn lời tiên tri thuyết phục Lữ tướng quân quay về Trường An. Tuy
không tín Phật, nhưng tướng quân hẳn sẽ tiếp nhận những lời tiên đoán.
Tôi chợt nảy ra ý
định, hỏi:
- Vì sao đại nhân muốn
Lữ tướng quân quay về?
- Như hầu hết anh em
trong đoàn quân, gia đình tôi cũng ở vùng Quan trung[3'>, tôi đêm ngày thương
nhớ cha mẹ, vợ con, nên một lòng muốn quay về.
[3'> Chỉ vùng đồng bằng
phù sa màu mỡ thuộc hạ lưu sông Vị Hà, dưới chân núi phía Bắc của dãy Tần Lĩnh
thuộc tỉnh Thiểm Tây – Trung Quốc, trung tâm là cố đô Tây An.
Đoàn Nghiệp nở nụ cười
đầy ẩn ý, hạ giọng thêm nữa:
- “Hào quang xuất hiện
ở Kiện Khang, nghiệp lớn sẽ thành ở Hà Tây”. Tôi chưa biết Kiện Khang và Hà Tây
là vùng đất nào, nhưng chắc chắn không thể là Tây vực. Đoàn Nghiệp tôi muốn nên
nghiệp lớn, không thể cứ níu chân ở Khâu Tử này mãi.
Tôi khá bất ngờ, thì
ra ý đồ của ông ta là vậy! Chưa xét đến thực lực, giống như hầu hết các vị nam
nhi đại trượng phu, luôn tự vỗ ngực xưng anh hùng của thời đại này, Đoàn Nghiệp
cũng nuôi dã tâm lớn. Tôi trầm tư hồi lâu mới cất tiếng:
- Tôi ra ngoài đã lâu,
đến lúc phải về rồi. Đứng lên, bước ra cửa, ngập ngừng một lát, tôi nói:
- Một mình pháp sư
không thể khiến Lữ tướng quân hạ quyết tâm trở về. Sao Đoàn đại nhân không nghĩ
cách để Đỗ đại nhân thuyết phục Lữ tướng quân? Nếu không hành động nhanh
chóng, chờ khi việc phân chia thiên hạ đã được an bài, Lữ tướng quân có trở về
cũng chỉ còn cơm thừa canh cặn mà thôi.
Lữ Quang cuối cùng
cũng ra đi. Lúc này là cuối tháng mười hai, tuyết dày khiến giao thông trên con
đường tơ lụa bị ngừng trệ. Bởi vậy, phải chờ vài tháng nữa, Lữ Quang mới lên
đường. Hôm đó, sau khi phân tích cục diện của Trung Nguyên,